Sáng thứ bảy hằng tuần, các thành viên trong câu lạc bộ những người yêu thích violin lại đến Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (quận 1) để sinh hoạt và học đàn miễn phí.
Sáng thứ bảy hằng tuần, các thành viên trong câu lạc bộ những người yêu thích violin lại đến Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (quận 1) để sinh hoạt và học đàn miễn phí.
Triệu Quý (28 tuổi, quê Thái Nguyên), đang làm việc ở nông trại vùng Margaret river, Tây Úc, cho biết: “Muốn đi qua làm nông không phải chuyện đơn giản. Bạn phải có chứng chỉ IELTS tối thiểu 4.0, phải có sẵn khoảng 20 triệu đồng để làm thủ tục, giấy tờ và những chi phí khác. Mình cũng đã có kinh nghiệm làm nông từ nhỏ nên mới tự tin qua đây".
Quý thu hoạch chanh ở nông trại tại TP.Mildura, bang Victoria, Úc.
Quý cho biết theo diện visa 462 (lao động và nghỉ dưỡng), người trẻ từ 18-30 tuổi được phép sang Úc lao động, có xác nhận đã học đại học, cao đẳng. Nếu mong muốn làm trong các nông trại, bạn còn cần phải có nhà thầu nhân sự uy tín, đảm bảo luôn có việc làm cho mình.
Lương trung bình Quý nhận được hằng tháng là 50 triệu đồng. Đi làm nông trại tại nước ngoài còn mang lại cho Quý những trải nghiệm thú vị về những người địa phương thân thiện. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là vẫn phải học tốt tiếng Anh để không bị cô lập, gây ra stress cho bản thân.
Nguyễn Thị Xuân (26 tuổi, quê Hà Nội) cũng là người làm trong một nông trại tại Úc theo diện nhân lực có tay nghề. Mỗi ngày làm 8 tiếng, Xuân được nghỉ 45 phút buổi trưa. Công việc của Xuân là chọn lọc kỹ, đóng gói thật đẹp cho loại nho Ralli đắt và quý hiếm. Đến lúc thu hoạch, Xuân tỉa những quả hư hỏng, không đúng màu.
Giống nho Ralli ở Úc đòi hỏi người lao động phải có tay nghề cao để chăm sóc, thu hoạch, đi kèm mức lương tốt
Năm 2017, khi vừa tròn 18 tuổi, Xuân xin visa 462 cho người lao động để sang Úc làm nông. Khi đang làm việc tại một nông trại, được 3 tháng, không thể nâng cao tay nghề vì chưa từng làm nông, Xuân bị chủ nông trại phàn nàn, đành tạm về nước. Xuân mất 50 triệu đồng bao gồm chi phí ăn ở, đi lại. Vì yêu cuộc sống ở Úc, cô về Việt Nam ôn thi, quyết định tham gia học cao đẳng ngành nông lâm, và tiếp tục xin qua Úc làm việc được hơn 3 năm.
“Lần bị yêu cầu trở về nước, mình đã rất sợ hãi. Vì thế, mình tìm hiểu, dù bất kỳ làm công việc gì tại Úc, bạn đều cần phải có bằng cấp. Mình nghĩ, học tập vẫn luôn là điều ưu tiên của các bạn trẻ trước khi quyết định đi làm kiếm tiền”, Xuân kể.
Lê Thu Hân (20 tuổi) đang là du học sinh tại ĐH Yonsei (Seoul, Hàn Quốc), vì muốn kiếm thêm thu nhập nên trong những ngày nghỉ hè đã xin vào làm nông trại. Đa số nông trại tại Hàn Quốc đều cách xa trung tâm thành phố khoảng 100km. Vì vậy, mỗi ngày đi làm, Hân phải dậy từ lúc 4 giờ sáng đi với xe đưa rước của nông trại để tới nơi làm việc.
Hân được đi khắp các nông trại ở Hàn Quốc để hái dâu, hái táo, trồng tỏi… Nhưng cũng có những ngày Hân chỉ đi hái lá táo là đã kiếm được tiền. Mỗi sáng sẽ được quản lý nông trại phát một gói mì tôm để ăn, buổi trưa người lao động tự ăn cơm riêng. Khi làm công việc hái lá táo, Hân phải cực kỳ nhẹ tay, tránh làm rụng quả. 10 tiếng làm việc, Hân được khoảng 1,5 triệu đồng.
Hân cho biết, ở Hàn Quốc vào tháng 5 đến tháng 6 rất nhiều nông trại tuyển lao động thời vụ. Chỉ trong 2 tháng, người trẻ có thể kiếm được gần 50 triệu đồng. Còn những người làm cố định, toàn thời gian. Mỗi tháng thu nhập trung bình 40 triệu đồng, được cung cấp chỗ ở.
Tuy nhiên, vì sức khoẻ yếu, cuối tháng thứ 2, gần hết hợp đồng, Hân đã cảm thấy chán nản. Một hôm, vì cảm thấy mệt mỏi, Hân không thể thức dậy sớm đi làm. Dù đã xin phép người quản lý, nhưng Hân vẫn bị trừ 50% lương và không được tiếp tục làm. Trong hợp đồng quy định, có những ngày cao điểm, người lao động không được phép nghỉ nếu không có giấy xác nhận đau ốm của bệnh viện hoặc gặp vấn đề lớn trong gia đình.
"Làm nông cũng như bao công việc khác, cần thể lực nhiều hơn và làm trong môi trường nắng, gió. Đối với người yêu thiên nhiên thì đó lại là một công việc mang lại niềm vui. Đối với mình lại là quá sức, vì mình chưa biết chút gì về lao động ở những nông trại, nông trường", Hân ngậm ngùi kể.
Trần Thuý Linh (27 tuổi, quê Gia Lai) làm việc tại một công ty chuyên sản xuất rau hữu cơ của Nhật Bản đặt tại Đài Loan. Linh mong muốn đến Đài Loan để làm việc lấy kinh nghiệm. Dù học và làm đúng chuyên ngành, nhưng Linh vẫn chưa được làm việc tại các nông trường lớn, có địa hình khó. Vì địa hình vùng núi, lại đòi hỏi thao tác, di chuyển linh hoạt, trong lúc đi bộ vận chuyển rau giống, Linh trượt chân ngã gãy tay. Linh mất 1 tháng tiếp theo để chữa trị và hồi phục.
"Làm công việc gì cũng phải có hiểu biết, hiểu cả về nghề lẫn sự tương tác với những người trong nghề. Mình nghĩ mọi khó khăn, rắc rối đều bắt nguồn từ thiếu hiểu biết. Một khi đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, dù đi đâu hay làm gì cũng sẽ dễ thở hơn rất nhiều", Linh chia sẻ.
Làm nông nghiệp tại những quốc gia lớn, nhiều bạn trẻ có kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất thành phẩm
Lê Vạn Hiền (30 tuổi, quê Đắk Lắk) làm việc nông nghiệp hơn 3 năm tại Úc. Anh cũng đã có dịp đi hết Đông Nam Á cùng nhiều quốc gia khác trong 7 năm qua để hiểu cuộc sống lao động tại nước ngoài.
Hiền cũng là một người năng nổ chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn trẻ trên mạng xã hội khi có ý định sang nước ngoài làm nông nghiệp. Đối với Hiền, nông nghiệp tại Úc mang lại rất nhiều trải nghiệm mới. Những khoảnh khắc một mình trên công nông lái tự động, thu hoạch 1.000 ha nông sản khiến cậu hài lòng về việc ra nước ngoài làm nông.
"Công việc là sự lựa chọn. Chọn công việc phù hợp với khả năng của mỗi người thì sẽ không có vấn đề quá lớn xảy ra. Phải xác định được lý do tại sao bạn phải ra nước ngoài. Nếu đến để trải nghiệm, tinh thần thoải mái, mọi khó khăn cũng không phải là vấn đề", Hiền khẳng định.
Thời bao cấp, cuộc sống vô cùng thiếu thốn. Dẫu thế, người dân quê tôi vẫn gắng lo Tết đủ đầy. Chừng giữa tháng chạp, các bà, các mẹ lo làm bánh, mứt khiến cho không khí Tết tràn ngập xóm làng, hương thơm lan trong gió xuân se lạnh. Những loại bánh: bảy lửa, thuẩn, in, nổ, giòn... qua đôi tay khéo léo thơm ngon, ngọt lành. Trẻ thơ khấp khởi mừng thầm khi trên đường làng có người quảy quang gánh cất tiếng rao vang: "Ai mua bánh mì xốp đây...!".
Như lời ước hẹn, khi nắng hanh vàng đánh thức chồi non thì những người bên dòng sông Vệ (Quảng Ngãi) vượt hàng chục cây số đến quê tôi bán bánh mì xốp. Họ tất tả ngược xuôi ngày cuối năm mang hương xuân đến mọi nhà. Tiếng rao gõ vào nỗi nhớ, người làng ra đầu ngõ đón người quen, dẫu mỗi năm chỉ đôi lần gặp gỡ. Họ vui vẻ chuyện trò rồi bán - mua những gói bánh bọc cẩn thận trong túi ni lông với gương mặt rạng ngời sau cả năm chờ đợi.
Những chiếc bánh hình hoa mai bung nở khi xuân về được đúc từ khuôn gỗ gìn giữ qua bao ngày. Miếng gỗ dài khoảng 3 tấc, dày chừng 3 phân được bào láng bóng. Người thợ mộc tài hoa khắc vào gỗ những đường nét tuyệt đẹp.
Mùa làm bánh Tết bắt đầu lúc chớm đông. Thợ bánh trữ sẵn các loại nguyên liệu: bột mì, bơ, sữa bột, trứng gà, dừa già, mè và bột vani khi trời se lạnh. Phương thức khá đơn giản nhưng để bánh thơm ngon thì mỗi gia đình có bí quyết riêng khi phối trộn nguyên liệu. Cho bột mì, sữa bột, bơ và bột vani vào thau rồi trộn đều. Dừa già lột vỏ, đập bể gáo và nạo nhỏ phần cơm rồi vắt lấy nước cốt. Lòng đỏ trứng gà cho vào nước cốt dừa và quậy tan loãng. Sau đó, cho vào bột với tỷ lệ vừa đủ để khi trộn đều nguyên liệu khỏi nhão. Nhúm ít bột mì bỏ vào lòng khuôn tạo lớp mỏng để khỏi dính khi đúc bánh.
Bánh mì xốp là món ăn ưa thích của trẻ thơ vào những ngày Tết thời bao cấp
Tiếp đến, cho nguyên liệu trộn đều vào khuôn, dùng tay nhồi chặt rồi dùng thanh tre vót mỏng nạo rơi phần bột thừa. Nghiêng khuôn và dùng thanh gỗ gõ nhẹ cho bánh rơi xuống khay nhôm theo kiểu đúc bánh in vào những ngày tháng chạp.
Bánh kín khay thì rắc ít hạt mè lên trên rồi đưa vào lò nướng. Nơi đáy lò, lửa cháy ấm nồng xua giá lạnh ngày đông. Chừng 5 phút sau, nhấc khay ra khỏi lò, bánh chín tỏa hương thơm ngào ngạt. Chờ bánh nguội rồi nhẹ tay xếp vào thùng kín giữ hương thơm và cho bánh giòn lâu. Khi mang đi bán ở làng xa thì cho bánh vào túi ni lông trong suốt rồi buộc kín trông thật đẹp mắt.
Ngày Tết, cha sắp bánh ra đĩa rồi đặt lên bàn thờ dâng cúng tổ tiên. Ngọn đèn dầu tỏa ánh sáng mờ ảo, hương trầm thơm ngát thay lòng thành của cháu con với người đã khuất.
Miếng bánh cùng những viên kẹo ngọt ngào Tết tuổi thơ
Đĩa bánh, tách trà cho câu chuyện ngày xuân thêm rôm rả
Anh em tôi mong chờ được cha cho bánh sau khi cúng ông bà. Miếng bánh thơm tho, viên kẹo ngọt ngào cho lòng rộn niềm vui. Và, bánh mì xốp luôn được lũ trẻ chúng tôi "ưu ái" vì ngon ngọt không gì sánh bằng. Miếng bánh xốp, giòn nên dẫu bị sâu răng cũng chẳng phải e dè, hân hoan đưa tay đón nhận. Vị ngọt béo từ sữa, nước cốt dừa, bơ và trứng gà thấm vào miệng dậy lên niềm vui sướng. Mùi vani thơm lừng vương môi thơ trẻ cho hương xuân thêm nồng nàn.
Giờ, bánh mì xốp bày bán hàng ngày ở tiệm tạp hóa nơi làng quê. Con trẻ thản nhiên với loại bánh rẻ tiền, chăm chú nhìn sang những thứ quà hảo hạng. Nhưng với tôi, bánh mì xốp vẫn ngọt lành bởi từng gieo thương nhớ đong đầy ký ức Tết tuổi thơ.
Ngày 11-7, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP Hồ Chí Minh phối hợp Thành đoàn TP Hồ Chí Minh khai mạc trại hè thanh thiếu niên kiều bào và tuổi trẻ thành phố lần thứ 16 năm 2023.
Trại hè năm 2023 có chủ đề “Tự hào non sông Việt Nam” là cơ hội để mỗi trại sinh trải qua những cung bậc cảm xúc khác nhau về những nơi mình đi qua, văn hóa, phong tục, tập quán người Việt đậm đà bản sắc dân tộc. Qua đó, tự hào về truyền thống anh dũng, kiên cường bất khuất của dân tộc Việt Nam, yêu hơn non sông, đất nước và con người Việt Nam.
Trại hè thu hút 60 trại sinh, gồm thanh thiếu niên kiều bào đến từ 13 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Ba Lan, CH Séc, Hungary, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc), Campuchia và Việt Nam.
Tại TP Hồ Chí Minh, trại hè diễn ra từ ngày 11 đến ngày 12/7. Tại trại hè, các trại sinh dâng hương tượng đài Bác Hồ tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, sau đó sẽ đi thăm các di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, tìm hiểu lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam và xem các cổ vật hiện vật, gắn liền lịch sử của dân tộc tại Bảo tàng Lịch sử và Bảo tàng TP Hồ Chí Minh.
Trại sinh sẽ được du ngoạn bằng xe buýt đường sông ngắm toàn cảnh TP Hồ Chí Minh phát triển từ hai bên bờ sông Sài Gòn với nhiều công trình nổi bật: Landmark 81, bán đảo Thanh Đa. Nét nổi bật của trại hè năm nay là Trại sinh có được 1 ngày tham gia Chiến dịch tình nguyện cùng với Thanh thiếu niên TP Hồ Chí Minh tại xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ với nhiều hoạt động ý nghĩa như đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ môi trường, giao lưu thể thao và tham gia tọa đàm “Tuổi trẻ Thạnh An với hội nhập quốc tế" hướng dẫn học tiếng Anh và giao lưu tiếng Anh với thanh thiếu nhi xã đảo Thạnh An.
Tại Bình Thuận, trại hè diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15/7. Tại đây, các trại sinh sẽ được khám phá vùng biển đầy nắng gió miền Nam Trung bộ – Tỉnh Bình Thuận với dòng sông Cà Ty thơ mộng, xinh đẹp chảy qua trung tâm thành phố Phan Thiết và một trong những bãi biển đẹp nhất cả nước. Trong 3 ngày 2 đêm ở đây, trại sinh thưởng ngoạn vẻ đẹp của núi Tà Cú, chiêm ngưỡng thắng cảnh núi non hùng vĩ từ cáp treo lên núi Tà Cú; tìm hiểu về ngôi trường Dục Thanh - nơi Bác Hồ dừng chân dạy học trước khi ra đi tìm đường cứu nước; thăm và tìm hiểu về làng nghề truyền thống và thử làm bánh tráng.
Trại sinh tham gia hoạt động thiện nguyện, tặng 30 phần quà cho các em học sinh tại Mũi Né, tỉnh Bình Thuận và giao lưu lửa trại cùng Thanh niên tỉnh Bình Thuận. Dịp này, Thành đoàn TPHCM tặng 2 tủ sách thiếu nhi cho xã đảo Thạnh An và Tỉnh đoàn Bình Thuận.
Cùng với đó, trại sinh sẽ được tham quan, tìm hiểu văn hóa, kiến trúc của đồng bào người dân tộc Chăm tại Bình Thuận - Tháp Chăm Poshanu… Cùng hòa mình trong không khí đêm giao lưu lửa trại với các hoạt động nướng khoai, bắp, các trò chơi vui nhộn, hấp dẫn bên ánh lửa bập bùng; tham gia Team Building gắn kết đội nhóm, ngắm bình minh và trải nghiệm trượt cát tại đồi cát lớn, thưởng thức các món ăn đặc sản nổi tiếng của Bình Thuận…