1. Lịch sử cộng đồng người Việt ở Pháp
1. Lịch sử cộng đồng người Việt ở Pháp
Những năm gần đây du học Nhật Bản là sự lựa chọn của nhiều người trẻ ngay sau khi tốt nghiệp thpt, tốt nghiệp đại học hay thậm chí đã lập gia đình. Bên cạnh những lợi thế của việc du học mang lại về bằng cấp, về kiến thức và khả năng kinh tế thì bên cạnh đó cuộc sống của du học sinh cũng phải đương đầu với những khó khăn.
Đó là cuộc sống xa gia đình, bắt đầu tự lập ở một nơi xa, bên cạnh những áp lực về học tập thì còn phải đương đầu với nhiều nỗi lo trong cuộc sống. Chi phí sinh hoạt ở Nhật cũng cao hơn Việt Nam nhiều, do đó hầu hết những bạn du học sinh đến với Nhật Bản đều kiếm cho mình một công việc làm thêm. Phần để kiếm thêm thu nhập, phần có thể giúp các bạn nhanh chóng làm quen với cuộc sống mới và nâng cao khả năng tiếng Nhật hơn. Tuy nhiên với mức sinh hoạt phí cao như vậy thì du học sinh cần biết cách chi tiêu tiết kiệm và hợp lý.
Bên cạnh đó, nếu không biết sắp xếp bạn sẽ không có thời gian nghỉ ngơi và còn ảnh hưởng đến kết quả học tập nữa. Thời gian học trên trường và thời gian làm thêm có thể đã lấy đi quá nhiều quỹ thời gian của bạn. Nên đôi khi chúng ta quên mất mình cần nghỉ ngơi. Thực tế cho thấy có rất nhiều bạn du học sinh phải tranh thủ ăn tạm cái gì đó để tiếp tục học tập và làm việc. Khi đó chắc chắn cảm giác nhớ nhà, nhớ cơm mẹ nấu là điều ít nhất một lần du học sinh Nhật Bản đã phải trải qua.
Chúng ta những sinh viên xa nhà, đến một tỉnh khác để học tập cũng đã cảm nhận được phần nào những khó khăn đó đúng không? Khó khăn khi bắt đầu cuộc sống mới, khó khăn khi tìm kiếm một công việc làm thêm? Đặc biệt với những bạn còn khó khăn về kinh tế thì sẽ thêm nhiều áp lực. Do đó, nếu kinh tế của bạn quá khó khăn thì tôi vẫn khuyên bạn nên theo đuổi một con đường khác (ví dụ như các chương trình thực tập sinh Nhật Bản) chứ không phải là du học. Bởi dù sao đi nữa đây cũng là chương trình du học, bạn cần có đủ khả năng tài chính, sức khỏe và sự đam mê để theo đuổi những giấc mơ tri thức.
Tôi sẽ chia sẻ với bạn một chút về những người bạn của tôi. Có nhiều bạn bè của tôi thích sống bên Nhật hơn, và tôi thấy họ chọn như thế là rất hợp lý. Cuộc sống an toàn, con người lịch sự, không khí trong lành lại có nhiều cảnh ôn đới đẹp. Tôi cũng có một số bạn bè thích về Việt Nam hơn vì họ thích đi cà phê với bạn bè, sống bên cạnh gia đình và đặc biệt là kiếm người yêu dễ hơn (đừng đánh giá thấp mục tiêu này!!). Có lẽ lựa chọn sống ở đâu là tùy thuộc mỗi người và sở thích của họ mà thôi.
Tuy nhiên, bạn nên chú ý các điều sau đây:
Tức là, những người kết luận “Sống ở Việt Nam vui hơn” là do họ đã có nền tảng ngoại ngữ, bằng cấp tốt rồi. Còn nếu bạn mới chỉ sống ở Việt Nam, chưa ra nước ngoài bao giờ, không có ngoại ngữ và bằng cấp thì cái nhìn của bạn sẽ khác, mà thông thường là “Rất khó sống, không đủ chi tiêu, tôi chỉ muốn ra nước ngoài càng nhanh càng tốt”. Suy nghĩ như thế là hợp lý, vì quả thực ở Nhật dễ sống và kiếm tiền hơn nhiều (nó phụ thuộc vào quy mô nền kinh tế và Nhật là nước có nền kinh tế thị trường cao độ).
Cũng có nhiều người sang Nhật và thấy là sống ở Nhật vui hơn, có thể họ hợp với tính cách người Nhật hơn. Nhiều người phê phán họ vì họ hợp với người Nhật nhưng tôi thấy phê phán đó là ấu trĩ và không có cơ sở vì mỗi người có một cá tính và lựa chọn riêng. Ngược lại, chính những người đó lại đóng góp cho kinh tế Việt Nam nhiều hơn là những người khác nữa – theo ý kiến cá nhân của tôi. Theo tôi thì:
Khi bạn đi rồi và có năng lực đủ cao thì bạn có quyền lựa chọn. Nhiều người đi làm bên Nhật, lương rất cao so với Việt Nam (tầm 3000 đô la Mỹ) nhưng thường xuyên kêu chán. Nhưng tôi thấy thì không cần phải chán như thế, vì tích lũy một thời gian là đủ về Việt Nam lập nghiệp rồi (hiểu theo nghĩa là tự mình kinh doanh hay bỏ tiền ra mua thời gian để học hỏi thêm kỹ năng, thành chuyên gia và có thể kiếm sống nhàn nhã). Có điều, chỉ e rằng một số bạn vẫn muốn làm với mức lương bên Nhật nhưng lại muốn có nhiều bạn bè và thời gian ăn chơi như ở Việt Nam mà thôi. Bạn có thể làm như thế, nếu năng lực của bạn rất cao. Takahashi thì chưa mơ như vậy vội, những việc như thế đòi hỏi phải đầu tư thời gian và công sức rất lâu dài.
Đây là trường hợp bạn đi làm ở nước ngoài, lương rất cao nhưng cảm thấy cuộc sống chán (vì đi làm quần quật không có thời gian vui chơi, ít bạn bè, không có cơ hội kiếm người yêu) nhưng thấy bế tắc vì không dám từ bỏ mức lương mình có. Tôi gọi đây là “Nô lệ của mức lương”, một hiện tượng có ở TẤT CẢ MỌI NGƯỜI. Tuy nhiên, để sống tốt thì đôi khi bạn phải từ bỏ thôi. Bạn không từ bỏ, không thay đổi thì cái “chán” không thể nào mất đi được. Lời khuyên của tôi là khi đủ an toàn về tài chính rồi thì bạn nên thay đổi. An toàn về tài chính là “có đủ tiền mặt sống ít nhất 1 năm mà không cần làm gì”. Thường đi làm bên Nhật vài năm về Việt Nam bạn có thể sống 4 – 5 năm không cần làm gì là chuyện thường. Tất nhiên, nếu bạn đổ tiền vào chứng khoán hay đầu cơ bất động sản và không rút ra được thì lại là chuyện khác (Đây chính là rủi ro “Đầu tư vào thứ mình không nắm rõ”).
Nhiều người sang Nhật chỉ đi làm arubaito (làm thêm) không kiếm 30 – 40 man/tháng (đây là diện sang theo vợ/chồng nên không có giới hạn số giờ làm nhé – khác với các bạn du học bị hạn chế số giờ làm) nên không muốn về Việt Nam mà muốn ở lại kiếm tiền. Điều đó tốt trong một mức độ nào đó vì sẽ bị hạn chế NÂNG CAO KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP. Đôi khi kỹ năng nghề nghiệp nó cũng liên quan tới chất lượng cuộc sống (bạn không thể đi làm thêm mãi vì mối quan hệ con người sẽ phức tạp và bạn không trẻ khỏe mãi để làm như vậy). Bạn muốn sống nhàn thì phải có kỹ năng nghề nghiệp đủ cao (tầm chuyên gia) còn nếu không thì vẫn chỉ là bán máu kiếm sống.
Về vấn đề “kỹ năng chuyên gia” thì tôi có người bạn bên Singapore, đi làm với mức lương khởi điểm cực thấp (thấp hơn bạn bè cùng trang lứa nhiều) và thay đổi chỗ làm liên tục (điều được đánh giá rất thấp ở Sing) nhưng sau vài năm có kỹ năng tầm chuyên gia nên làm việc lương cao, nhàn hạ (hầu như không phải làm gì) và CÓ THỂ XIN VIỆC VÀO BẤT KỲ ĐÂU. Đó chính là cái giá của “kỹ năng chuyên gia”. Khi có kỹ năng nghề nghiệp thì bạn có thể thoát khỏi hiện tượng “Nô lệ của mức lương”.
Một cuộc sống như thế nào là tốt sẽ tùy thuộc vào cách nghĩ của mỗi người nhưng một điều không thể phủ nhận đó là bạn phải cảm thấy vui vẻ và ý nghĩa với cuộc sống đó. Tôi không phải là chuyên gia về hạnh phúc, nên chỉ đưa ra một vài tiêu chí của tui:
Cần phải định nghĩa rõ ràng vì người ta rất hay QUÊN. Nhiều người đi từ Việt Nam sang Nhật lại hay quên béng mất ở Việt Nam cuộc sống khó khăn thế nào, sau khi sang Nhật cuộc sống dễ thở hơn nhiều thì lại kêu chán vì không có bạn bè, không có nhiều thời gian đi ăn nhậu. Ngược lại cũng thế, nhiều người từ Nhật về Việt Nam thì kêu ở Nhật chán quá, ở Việt Nam vui hơn mà quên là thời gian ở Nhật giúp họ có cuộc sống an toàn, sức khỏe tốt và cơ hội học tập các kỹ năng, lấy bằng cấp tốt như thế nào. Nếu bạn là người như thế thì bạn không cô đơn, có rất nhiều người như thế bao gồm cả tôi – Takahashi – người tù vĩnh cửu. Dù sao, hiện tại thì tôi nhìn nhận sự việc khách quan hơn rất nhiều và nhận thấy là: Sống ở đâu cũng không tệ, miễn là chúng ta biết làm sao cho cuộc sống vui vẻ và dễ dàng hơn (= “Theo đuổi lý tưởng”)
Nhiều người trong chúng ta hay:
隣の花は赤い Tonari no hana wa akai = Đứng núi này trông núi nọ
Bởi vì chúng ta đã quên đi lúc xuất phát ban đầu. Thực tế thì tôi nghĩ cuộc sống của mỗi người trong chúng ta càng ngày càng tốt đẹp hơn, nhất là khi chúng ta đã bước chân ra đi, học được thêm ngoại ngữ mới, biết được nhiều thứ mới và học được các kỹ năng sinh tồn trong cuộc sống (bao gồm cả các kỹ năng nghề nghiệp). Nhưng nhiều người vẫn khổ tâm vì họ đã quên xuất phát điểm ban đầu gian khó mà thôi. Tôi sống khá thanh thản vì tôi nhớ khá rõ quá trình mình đã đi qua và nhận thấy cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, ngày càng tự do hơn.
Ngạn ngữ tiếng Nhật có một câu rất hay:
初心を忘れずべからず Shoshin wo wasurezu bekarazu = Không được quên đi điểm xuất phát của bạn
Shoshin (kanji: SƠ TÂM) chính là nói về thời điểm ban đầu lúc bạn học nghề hay kỹ năng gì đó. Bạn không được quên đi mục đích trong sáng (Shoshin) khi đó, nếu không bạn sẽ gặp rắc rối. Hãy nhớ lại vì sao bạn bước chân ra đi (du học hay định cư chẳng hạn)? Đừng quên điều đó. Chẳng phải để nhìn thế giới bên ngoài, học hỏi ngoại ngữ và các kỹ năng nghề nghiệp hay sao? Không quên đi thuở ban đầu là cách tốt để chúng ta tiếp tục theo đuổi lý tưởng của mình mà không chệch hướng khỏi đó.