Áp lực học tập chính là nguyên nhân hàng đầu gây stress, trầm cảm và rất nhiều vấn đề tâm lý khác cho học sinh, sinh viên hiện nay. Nguy hiểm hơn, tìn trạng này còn gây ra nhiều hậu quả và hệ luỵ nghiêm trọng không thể lường trước.
Áp lực học tập chính là nguyên nhân hàng đầu gây stress, trầm cảm và rất nhiều vấn đề tâm lý khác cho học sinh, sinh viên hiện nay. Nguy hiểm hơn, tìn trạng này còn gây ra nhiều hậu quả và hệ luỵ nghiêm trọng không thể lường trước.
Trẻ con ngày xưa bên cạnh việc học tập vẫn có thời gian vui chơi cùng bạn bè, tận hưởng tuổi thơ mà một đứa trẻ đáng ra phải có. Tuy nhiên, sự phát triển của xã hội, và áp lực học tập từ cha mẹ khiến trẻ chỉ quanh quẩn trong trường, trong lớp học thêm và nhà riêng.
Phụ huynh luôn mong muốn con mình là thiên tài nhưng vô hình điều này là con bị trưởng thành, già dặn hơn tuổi, mất đi các trải nghiệm tuổi thơ quý báu. Đặc biệt là những đứa trẻ ở thành phố sẽ ít cơ cơ hội được lớn lên một cách hồn nhiên hơn là những đứa trẻ ở vùng quê.
Mỗi trẻ có một xu hướng tính cách khác nhau. Khi bị cha mẹ luôn bắt ép học tập, phải được điểm cao, một số trẻ sẽ cố gắng học tập để cha mẹ hài lòng nhưng một số trẻ lại ngược lại.
Khi những cố gắng của bản thân vẫn mãi không được cha mẹ công nhận, trẻ sẽ cho rằng mình là kẻ thất bại, và trở nên chán nản việc học. Một số phụ huynh có thể dùng bạo lực hay các hình phạt để phạt con nhưng cũng vô ích.
Thực tế cho thấy không ít trẻ sa vào các con đường bạo lực, nghiện game, sử dụng các chất kích thích, bia rượu hay rất nhiều tệ nạn do bởi áp lực học tập.
Thông qua những chất độc hại này, trẻ giải tỏa được những căng thẳng lo lắng của bản thân và khiến trẻ cảm thấy hạnh phúc, dễ chịu hơn. Gia đình khi phát hiện ra cũng đã quá muộn khiến nhiều trẻ lầm đường lạc lối.
Thậm chí nhiều trẻ có những tư tưởng thù hằn, muốn trả thù vì cho rằng bản thân cảm thấy mệt mỏi như thế vì cha mẹ. Rất nhiều câu chuyện đáng buồn đã xảy ra đòi hỏi mỗi gia đình cần có biện pháp khắc phục sớm để để phòng những hệ lụy xấu xí này.
Các kỹ thuật như thiền, hít thở sâu, hoặc yoga có thể giúp giảm căng thẳng. Những phương pháp này giúp trẻ học cách kiểm soát cảm xúc và duy trì tâm trạng tích cực.
Dành thời gian cho sở thích cá nhân hoặc các hoạt động ngoại khóa như chơi thể thao, âm nhạc, hay hội họa sẽ giúp trẻ thoát khỏi áp lực học tập và cân bằng cuộc sống.
Nếu cảm thấy quá tải và căng thẳng kéo dài, trẻ và gia đình nên cân nhắc tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý. Họ áp lực học tập nghiêm trọng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần như lo âu và trầm cảm, và cần được xử lý kẽo dài lâu.
Bằng cách kết hợp những biện pháp trên, học sinh có thể từng bước vượt qua áp lực học tập và tạo ra một môi trường học tập lành mạnh và hiệu quả hơn.
Giấc ngủ đủ và chất lượng rất quan trọng để duy trì sự tập trung và trí nhớ. Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng và làm suy giảm hiệu suất học tập.
Tập thể dục giúp giải tỏa căng thẳng, cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, yoga có thể giúp trẻ thư giãn sau những giờ học căng thẳng.
Ăn uống đủ chất và cân đối giúp cung cấp năng lượng cho não bộ, từ đó tăng cường khả năng tập trung và học tập.
Nếu áp lực đến từ kỳ vọng của gia đình hoặc giáo viên, hãy trò chuyện một cách chân thành để giải thích về những khó khăn mình đang gặp phải. Nhờ sự hỗ trợ và hiểu biết từ người lớn, trẻ có thể giảm bớt áp lực.
So sánh mình với bạn bè sẽ dễ tạo ra áp lực. Học sinh cần hiểu rằng mỗi người có tốc độ học tập khác nhau, và việc cố gắng tốt hơn bản thân mỗi ngày quan trọng hơn việc ganh đua với người khác.
Các thống kê cho thấy, có đến gần 80% học sinh sinh viên thường rơi vào tình trạng ngủ không đủ giấc, ngủ dưới 8 tiếng một ngày khiến các bạn mệt mỏi, kiệt quệ về tinh thần . Một số bạn phải dùng đến thuốc hỗ trợ để giải tỏa tâm lý.
Nguyên nhân là do áp lực học tập quá lớn từ gia đình, nhà trường, và chính bản thân các em. Các bạn học sinh vừa phải học chính khóa, vừa phải học thêm vào ban đêm và cuối tuần, vừa phải hoàn thành bài về nhà.
Có thể thấy, áp lực học tập luôn đè nặng trên vai bất cứ học sinh, sinh viên nào. Nhiều phụ huynh còn bắt ép con cái phải luôn đạt điểm cao để bản thân hãnh diện với người thân, bạn bè, bất chấp sức khỏe và cảm xúc của trẻ.
Càng lên lớp cao, áp lực học tập của trẻ càng lớn. Các bạn học sinh phải đối mặt với việc thi chuyển cấp, thi đại học, thi tốt nghiệp. Kỳ vọng thái quá của phụ huynh khiến rất nhiều đứa trẻ cảm thấy sợ hãi việc học tập, thi cử.
Áp lực, mệt mỏi, thiếu ngủ khiến khả năng tập trung và tiếp thu kiến thức của các em cũng giảm sút. Kết quả thống kê tại TPHCM cho thấy, có trên 50% học sinh cảm thấy không có động lực học tập, hơn 30% cảm thấy stress, áp lực do học tập.
Rất nhiều trẻ em dù mới chỉ học lớp 6, lớp 7 đã phải thức đến 11 – 12h đêm để học bài. Hôm sau trẻ lại dậy sớm từ 5 – 6h sáng để ôn tập. Ngoài ra, có hơn 44% học sinh cho biết từ lâu bản thân đã không được ngủ trưa.
Đặc biệt, có không ít học sinh đã từng nghĩ đến tự tử bởi cảm thấy quá áp lực từ gia đình. Những năm trở lại đây, vấn đề tự sát học đường vẫn đang không ngừng tăng lên cho dù truyền thông đã đưa ra rất nhiều cảnh báo.
Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết việc học tập mới chỉ được đánh giá qua lý thuyết, tức là thể hiện trên mặt điểm số. Thế mạnh của mỗi người là khác nhau, có những người không giỏi toán nhưng lại giỏi văn; có những người không giỏi ghi nhớ, học tập nhưng lại có kỹ năng diễn giải rất tốt.
Tuy nhiên phụ huynh thường chỉ nhìn điểm số, mà không quan tâm đến khả năng và nổ lực của con cái. Trong những năm gần đây, báo chí đã đưa không ít các tin tức học sinh, sinh viên tự tử vì bị điểm kém, vì không vào được trường chuyên, vì không đậu đại học cũng bắt nguồn từ những áp lực học tập mà gia đình đề ra.
Áp lực học tập thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả yếu tố bên ngoài và bên trong. Dưới đây là các nguyên nhân chính dẫn đến áp lực học tập:
Các yếu tố này thường kết hợp với nhau, khiến áp lực học tập trở thành một vấn đề phổ biến và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần cũng như thể chất của học sinh.
Có thể thấy ở hầu hết các gia đình có cha mẹ luôn ép con học quá mức, đặt nặng vấn đề điểm số thường khó có thể tìm được tiếng nói chung. Cha mẹ không tôn trọng con, cho rằng con kém cỏi, không chấp nhận những nỗ lực của con, mà luôn so sánh con với người khác.
Trong khi đó người con luôn cảm thấy bị oan ức, cho rằng cho mẹ không thương mình, cảm thấy vô cùng áp lực và mệt mỏi khi về tới nhà.
Những tranh cãi xoay quanh vấn đề học tập và điểm số khiến không khí gia đình luôn căng thẳng. Đặc biệt trẻ đang trong độ tuổi dậy thì sẽ thường có xu hướng chống đối cha mẹ, muốn làm theo ý thích của bản thân, không muốn học tập.
Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ngày càng có xu hướng rạn nứt và trở thành một vết thương khó hàn gắn trong tâm hồn của trẻ nhỏ.