Thủ tướng Slovakia Robert Fico - Ảnh: AFP
Thủ tướng Slovakia Robert Fico - Ảnh: AFP
Ông Robert Fico sinh năm 1964 tại Slovakia (khi đó còn là Tiệp Khắc).
Thủ tướng Robert Fico là đại diện của Cộng hòa Slovakia tại Tòa án nhân quyền châu Âu (ECHR) giai đoạn 1994-2000. Sau khi bị Đảng Dân chủ cánh tả (những người thừa kế chính trị của Đảng Cộng sản) từ chối cho ông giữ chức vụ bộ trưởng, ông Fico đã thành lập Đảng SMER-SSD vào tháng 11-1999.
Năm 2006, ông Fico bắt đầu nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên từ 2006-2010, sau khi Đảng SMER-SSD giành chiến thắng vào năm 2006, theo Hãng tin AP.
Năm 2012, Thủ tướng Robert Fico một lần nữa đắc cử và bước vào nhiệm kỳ thứ hai trong sự nghiệp chính trị của mình. Tuy nhiên, ông Fico đã từ chức vào năm 2018, trong bối cảnh các cuộc biểu tình rầm rộ nổ ra sau vụ sát hại nhà báo điều tra Ján Kuciak và vợ sắp cưới vì đã vạch trần nạn tham nhũng trong chính phủ.
Năm 2023, ông Robert Fico trở lại làm thủ tướng Slovakia trong nhiệm kỳ thứ ba. Theo kết quả sơ bộ công bố tháng 9-2023, Đảng SMER-SSD của ông Fico chiếm gần 23% phiếu bầu. Điều này giúp cựu thủ tướng 59 tuổi được trao quyền đàm phán, thành lập một liên minh chính phủ mới.
Ông Robert Fico đã giữ chức thủ tướng Cộng hòa Slovakia tổng cộng 10 năm trong suốt ba nhiệm kỳ vừa qua, lâu hơn bất kỳ người tiền nhiệm nào.
Mâu thuẫn về lập trường chính trị là một trong những vấn đề nhức nhối tại Slovakia - Ảnh: AFP
Lịch sử châu Âu rất hiếm khi xảy ra những vụ tấn công công khai và trực tiếp nhằm vào các chính trị gia. Thậm chí, chưa từng có một nhà cầm quyền nào ở châu Âu bị ám sát thành công khi còn đương chức, kể từ khi khối này thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC) sau Thế chiến 2.
Giới chức Slovakia nhận định vụ ám sát Thủ tướng Robert Fico có thể xuất phát từ sự chia rẽ chính trị sâu sắc ở Slovakia.
“Vụ ám sát Thủ tướng Robert Fico là mối đe dọa đối với Slovakia. Tôi cảm thấy kinh hoàng và không thể hình dung sự đối lập về quan điểm chính trị sẽ dẫn đến kết cục kinh khủng như thế nào.
Chúng ta không nhất thiết phải đồng tình với nhau trong mọi vấn đề, tuy nhiên chúng ta có rất nhiều hình thức để bày tỏ sự bất đồng của mình theo cách dân chủ và hợp pháp hơn”, một đồng minh thân cận của Thủ tướng Fico viết trên mạng xã hội X.
Theo báo Politico, trước khi bước vào nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên, ông Fico đã thể hiện quan điểm chính trị rõ ràng là một chính trị gia thân Nga.
Ông Fico không ít lần công khai phản đối việc viện trợ quân sự cho Ukraine trong xung đột Nga-Ukraine. Điều này trái ngược với quan điểm ủng hộ phương Tây của một bộ phận đối lập.
Sau khi trở lại nắm quyền vào tháng 9-2023, Thủ tướng Robert Fico phải đối mặt với sự chỉ trích và phản đối gay gắt về lập trường thân Nga, cũng như kế hoạch trấn áp báo chí truyền thông của ông.
Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Matúš Šutaj Eštok cho hay vụ ám sát có liên quan đến động cơ chính trị, nghi phạm thực hiện vụ ám sát ngay sau khi Tổng thống Peter Pellegrini đắc cử vào tháng 4 năm nay. Ông Pellegrini là một ứng cử viên thân Nga, cũng là đồng minh của Thủ tướng Robert Fico.
Giới phân tích cho rằng sự chiến thắng của ông Peter Pellegrini sẽ củng cố cho các lực lượng chính trị thân Nga ở khu vực Trung Âu, đồng thời ảnh hưởng đến nguồn viện trợ của các quốc gia này dành cho Ukraine, theo tờ New York Times.
Tối chủ nhật (28-4) vừa qua, Thủ tướng Israel Netanyahu được biết đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden. Hiện nay Mỹ đang tìm cách bảo vệ Israel. CNBC khẳng định bất kỳ lệnh bắt nào cũng không đồng nghĩa ông Netanyahu phải đi tù.
Cả Israel lẫn Mỹ đều không công nhận thẩm quyền của ICC. Tòa án này không thể thực thi lệnh bắt, mà phải nhờ các nước thành viên đã ký (hơn 120 nước), bao gồm đa số các nước châu Âu.
"Như đã nhiều lần tuyên bố công khai, ICC không có thẩm quyền trong tình huống này và chúng tôi không ủng hộ cuộc điều tra ấy", một phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ nói.
Vấn đề nằm ở chỗ cả Mỹ lẫn Israel đều không muốn ICC phát lệnh bắt. Việc này dù không ảnh hưởng trực tiếp tới lãnh đạo Israel trên thực tế, song vẫn làm mất uy tín của nước này. Bên cạnh đó, quyết định của ICC có khả năng tác động tới quyết định riêng biệt của ICJ nêu trên.
Điều quan trọng là một lệnh bắt như thế có thể dẫn tới các cuộc biểu tình chống Israel khắp các nước trở nên mạnh mẽ hơn, tức trực tiếp gây ảnh hưởng tới chính quyền các quốc gia muốn ủng hộ Israel. Đây sẽ là tác động thực sự.
Tính tới ngày 30-4, đa số các bài phân tích trên truyền thông Mỹ đều nghiêng theo hướng ICC có khả năng không ban hành lệnh bắt lúc này.
Tin đồn ICC sẽ bắt thủ tướng Israel lan truyền trong bối cảnh cuộc chiến ở Dải Gaza vào giai đoạn khốc liệt. Israel được biết đã thông qua kế hoạch tấn công Rafah, khu vực đông dân và được xem là nơi trú ẩn cuối cùng của nhiều người dân Palestine vô tội, mà vốn dĩ Israel tin rằng các thành viên Hamas đang hiện diện.
Thoạt nghe lệnh bắt dự kiến của ICC liên quan mật thiết tới chiến dịch Dải Gaza của Israel, bắt đầu từ ngày 7-10-2023. Đó là thời điểm Hamas tấn công làm chết khoảng 1.200 người trên đất Israel. Nhưng màn đáp trả của Israel cũng đứng dưới áp lực lớn từ cộng đồng quốc tế vì tình hình nhân đạo, với hơn 34.000 người đã chết chỉ trong nửa năm qua.
Mặc dù vậy hiện nay chưa rõ ICC sẽ bắt thủ tướng Israel vì tội gì, kể cả khi việc này có thật.
Trả lời câu hỏi của báo chí quốc tế, ICC đưa ra một thông điệp chung rằng họ đang có một cuộc điều tra độc lập liên quan tới tình hình Nhà nước Palestine. Tuy nhiên tòa án trụ sở Hague (Hà Lan) này nhấn mạnh sẽ không bình luận gì liên quan tới các cuộc điều tra đang diễn ra, cũng không hồi đáp "suy đoán từ các bài báo trên truyền thông".
Để nói về "tội" của thủ tướng Israel nếu thông tin lệnh bắt có thật, hiện nay báo chí cho rằng rất có thể đó là một trường hợp điều tra cách đây 3 năm.
Vào năm 2021, ICC khởi động cuộc điều tra nhằm vào khả năng phạm tội ác chiến tranh của cả Israel lẫn các tay súng Palestine. Đó là vụ việc liên quan tới xung đột Israel - Hamas, nhưng là cuộc chiến từ năm 2014.
Ngoài ra Newsweek cũng lưu ý tin đồn về lệnh bắt tiềm năng của ICC lần này cũng không liên quan tới cuộc điều tra diệt chủng nhắm vào Israel của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ, cũng có trụ sở ở Hague). ICJ xử lý tranh chấp giữa các nước, còn ICC là tòa án tập trung vào khả năng phạm tội ác chiến tranh.
Người dân Slovakia biểu tình tại thủ đô Bratislava sau cái chết của nhà báo Ján Kuciak và vị hôn thê năm 2018 - Ảnh: REUTERS
Quay lại thời điểm ông Fico từ chức vào năm 2018 trong nhiệm kỳ thứ hai, Slovakia thời điểm đó đã xảy ra một cú sốc khiến người dân nước này không thể nào chấp nhận được, đó là vụ sát hại nhà báo điều tra Ján Kuciak và vợ sắp cưới.
Ngày 21-2-2018, nhà báo Ján Kuciak và vị hôn thê Martina Kušnírová bị bắn chết tại nhà riêng khi đang trong quá trình điều tra về các hành vi tham nhũng của giới cầm quyền. Đây là lần đầu tiên một nhà báo Slovakia bị sát hại kể từ khi nước này gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào tháng 5-2004.
Sự việc trên khiến Đảng SMER-SD cầm quyền của ông Robert Fico mất uy tín trầm trọng. Ngay sau đó, hàng chục nghìn người đã xuống đường biểu tình ở thủ đô Bratislava tố cáo tham nhũng, chỉ trích phản ứng bị động của chính quyền đối với vụ sát hại nhà báo và đòi tổ chức điều tra độc lập. Đây cũng là lý do buộc ông Fico từ chức và chấm dứt nhiệm kỳ thứ 2.
Năm 2023, ông Fico trở lại làm thủ tướng Slovakia và bắt đầu thực hiện các chính sách đàn áp truyền thông, sửa lại Bộ luật Hình sự nhằm giảm nhẹ hình phạt cho tội danh tham nhũng.
Sau vụ ám sát hôm 15-5, Bộ trưởng Šutaj Eštok đã yêu cầu chấm dứt việc sử dụng ngôn từ thù địch và các cuộc tấn công trên mạng xã hội, ảnh hưởng lớn đến nền chính trị Slovakia trong nhiều năm cầm quyền của Thủ tướng Fico.
“Tôi kêu gọi người dân, các nhà báo và chính trị gia hãy ngừng gieo rắc sự thù hận”, ông Šutaj Eštok nói thêm.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu - Ảnh: REUTERS
Tờ New York Times dẫn lời 5 quan chức Israel và ngành ngoại giao nước này tin rằng tòa án quốc tế ICC đang chuẩn bị lệnh bắt thủ tướng Israel.
Trong khi đó, NBC News cho biết một quan chức Israel đề nghị không nêu tên thừa nhận nước này đang vận động các kênh ngoại giao nhằm ngăn việc phát lệnh bắt ông Netanyahu, Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant, và Tham mưu trưởng quân đội Israel Herzi Halevi.