Bộ Tài chính mới đây có tờ trình về dự thảo sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt gửi đến Chính phủ. Bộ này đề xuất đánh thuế với tất cả đồ uống có cồn, thực phẩm lên men từ trái cây, ngũ cốc, đồ uống pha chế từ cồn thực phẩm.
Bộ Tài chính mới đây có tờ trình về dự thảo sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt gửi đến Chính phủ. Bộ này đề xuất đánh thuế với tất cả đồ uống có cồn, thực phẩm lên men từ trái cây, ngũ cốc, đồ uống pha chế từ cồn thực phẩm.
– Hoạt động kinh doanh vũ trường, karaoke, kinh doanh cơ sở massage.
– Hoạt động kinh doanh casino, kinh doanh các loại trò chơi trúng thưởng và các loại máy tương tự khác.
– Hoạt động kinh doanh đặt cược theo quy định của pháp luật.
– Họa động kinh doanh dịch vụ sân golf bao gồm cả dịch vụ cung cấp thẻ chơi golf, thẻ hội viên.
Thuế tiêu thụ đặc biệt (hay còn được gọi tắt là thuế ttđb) là loại thuế gián thu đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ có tính chất xa xỉ nhằm cân bằng, điều tiết mức độ sản xuất và tiêu dùng trên thị trường. Thuế tiêu thụ đặc biệt không chỉ điều tiết lượng sản xuất hàng hóa mà còn điều tiết mạnh mẽ đến thu nhập của người tiêu dùng. Từ đó góp phần nâng cao Ngân sách Nhà nước, tăng cường hoạt động quản lý sản xuất hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.
Người thực hiện đóng thuế tiêu thụ đặc biệt là cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhưng người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng.
Lưu ý: Bạn có thể tìm hiểu thêm về thuế gián thu trong bài viết dưới đây.
Căn cứ theo Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và khoản 3 Nghị định 108/2015/NĐ-CP, hàng hóa theo quy định trên không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong các trường hợp sau:
(1) Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu;
- Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ, bao gồm:
+ Hàng viện trợ nhân đạo, hàng viện trợ không hoàn lại, bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, hàng trợ giúp nhân đạo, hàng cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh;
+ Quà tặng của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
+ Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo định mức quy định của pháp luật.
- Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;
- Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
- Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo quy định của pháp luật;
(3) Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch;
(4) Xe ô tô cứu thương; xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô tang lễ; xe ô tô thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông;
(5) Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.
Theo quy định thuộc Luật Tiêu thụ đặc biệt 2008 sửa đổi vào năm 2014, pháp luật quy định về người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm:
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 được sửa đổi vào năm 2014 quy định về những mặt hàng, hàng hóa, dịch vụ cung ứng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm:
– Các loại hàng hóa do cơ sở sản xuất gia công trực tiếp hoặc bán, ủy quyền cho cơ sở kinh doanh khác xuất khẩu.
– Các loại hàng hóa nhập khẩu bao gồm:
– Tàu bay, du thuyền được sử dụng với mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hành lý, vận chuyển hành khách.
– Các loại xe chuyên dụng phục vụ cho người dân theo quy định của nhà nước bao gồm xe cứu thương, xe luân chuyển phạm nhân, xe ô tô thiết kế, xe tang lễ, xe được sử dụng tại các khu vui chơi, giải trí.
– Các loại hàng hóa được nhập khẩu và bày bán ở khu phi thuế quan.
Tuy nhiên, qua quá trình tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt trong giai đoạn qua, Bộ Tài chính cho rằng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng rượu bia còn thấp, chưa đủ tác dụng để hạn chế tiêu dùng hoặc điều tiết thu nhập của người sử dụng có thu nhập cao trong xã hội.
Còn theo Bộ Y tế, rượu, bia là yếu tố xếp thứ 2 trong 10 yếu tố nguy cơ gây bệnh tật và tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Đây cũng là nguyên nhân liên quan đến chấn thương, tai nạn giao thông, rối loạn tâm thần, xơ gan, bệnh tim mạch, ung thư, một số bệnh truyền nhiễm. Chưa kể, rươụ bia còn là để lại nhiều hệ luỵ khác cho xã hội như bạo lực gia đình, mất an ninh trật tự, gia tăng khoảng cách giàu nghèo...
Bộ Y tế cũng chỉ ra rượu, bia là một trong 3 nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới độ tuổi 15-49; gây ra 30% các vụ gây rối trật tự xã hội và 33,7% các vụ bạo lực gia đình ở Việt Nam.
Chưa kể, ước tính chi phí trực tiếp cho tiêu dùng rượu, bia ở Việt Nam của năm 2017 là 4 tỷ USD, gần bằng 7% số thu ngân sách của nhà nước (chưa tính đến chi phí gián tiếp).
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành quy định thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với: (i) Rượu từ 20 độ trở lên: 65%; (ii) Rượu dưới 20 độ: 35%; (iii) Bia: 65%.
Theo ghi nhận, trong thời gian qua, tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam vẫn ở mức cao và có xu hướng gia tăng nhanh. Việt Nam hiện là nước tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á và thứ 3 Châu Á, sau Nhật Bản, Trung Quốc.
Năm 2019, lượng bia tiêu thụ bình quân một người là 47,6 lít, tăng 20% so với năm 2015; rượu mạnh và rượu trắng là 3,4 lít, tăng nhẹ so với năm 2015.
Cũng theo Bộ Y tế, mức tiêu thụ rượu bia bình quân người trưởng thành quy đổi ra cồn nguyên chất ở người trưởng thành Việt Nam đã tăng từ 2,9 lít/người năm 2005 lên 7,9 lít/người năm 2019.
Tỷ lệ nam giới uống rượu bia ở mức cao, năm 2021 có 64,2% nam và 9,8% nữ hiện uống rượu bia trong 30 ngày qua. Tỷ lệ uống rượu bia ở mức nguy hại cũng đang rất phổ biến, đặc biệt ở nam giới (28,3% năm 2021).
Hiện nay, thuế và giá rượu, bia ở Việt Nam còn ở mức thấp, theo tính toán của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thuế rượu, bia của Việt Nam mới chiếm khoảng 30% giá bán lẻ, trong khi ở nhiều nước tỷ trọng thuế rượu, bia chiếm từ 40 - 85% giá bán lẻ.
Do vậy, lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia từ năm 2016-2018 chưa đủ mạnh để tác động đến giảm tiêu dùng rượu bia. Trước mắt, cần tiếp tục tăng thuế để tăng giá bán lẻ rượu, bia lên mức ít nhất tỷ trọng thuế rượu, bia chiếm 40% giá bán lẻ.