Tìm Hiểu Về Thiên Chúa Giáo

Tìm Hiểu Về Thiên Chúa Giáo

Hệ thống giáo dục Mỹ được đánh giá là một trong những hệ thống tiến bộ nhất trên thế giới. Tổng thể thì nó khá tương đồng với hệ thống giáo dục tại Việt Nam, nhưng được điều hành chủ yếu bởi chính quyền tiểu bang và  có sự kiểm soát ở cấp liên bang.

Hệ thống giáo dục Mỹ được đánh giá là một trong những hệ thống tiến bộ nhất trên thế giới. Tổng thể thì nó khá tương đồng với hệ thống giáo dục tại Việt Nam, nhưng được điều hành chủ yếu bởi chính quyền tiểu bang và  có sự kiểm soát ở cấp liên bang.

Bậc Phổ thông (Tiểu học và Trung học) - Primary and Secondary

Tuy có nhiều mô hình khác nhau ở các bậc tiểu học và Trung học Phổ thông (THPT) nhưng nhìn chung giáo dục phổ thông bao gồm 12 năm và kết thúc ở độ tuổi 18. Học phổ thông là bắt buộc và miễn phí với công dân Mỹ khi học tại các trường công lập.

Học xong Trung học, học sinh được nhận Bằng tốt nghiệp trung học (High School Diploma) và có thể apply lên học tiếp ở bậc Đại học/Cao đẳng.

Một năm học trung học tại Mỹ khá giống như ở Việt Nam, chia 2 kỳ (semester), bắt đầu vào mùa thu, thường là đầu tháng 9 hoặc có thể từ cuối tháng 8 (tùy trường), và kéo dài đến cuối tháng 5. Nghỉ đông và năm mới cuối tháng 12. Có khá nhiều trường nhận học sinh thêm vào giữa năm, tức là vào kỳ nhập học mùa xuân.

Lưu ý đối với học sinh quốc tế học Trung học tại Mỹ:

Ở bậc trung học tại Mỹ không hình thành riêng hệ thống các trường phổ thông, kỹ thuật và nghề nghiệp như ở nhiều nước khác, các hướng đào tạo này chủ yếu được thể hiện ở cấu trúc chương trình đào tạo theo các môn học bắt buộc và các môn tự chọn.

Học sinh học trung học tại Mỹ có nhiều lựa chọn hơn cho việc học của mỗi cá nhân thông qua các môn tự chọn. Số môn tự chọn nhiều khi gấp đôi số môn học bắt buộc. Và cũng chính vì sự lựa chọn các môn khác nhau nên học sinh có thời khóa biểu khác nhau. Trừ trường hợp 2 học sinh cùng chọn các môn và lịch học hoàn toàn giống nhau. Đây cũng là điểm khác biệt rất rõ với học trung học tại VN.

Tập trung tới từng cá nhân trong giáo dục con người. Học sinh sẽ tự quyết định con đường học tập và theo đuổi nghề nghiệp của mình về sau thông qua lựa chọn các môn học cho mình.

Trong thời gian học Trung học, học sinh Mỹ sẽ lựa chọn SAT hoặc ACT để thi lấy điểm, điểm đó được nộp khi ứng tuyển vào Đại học.Thi SAT hay ACT được gọi là các kỳ thi chuẩn hóa.

Tuy nhiên, đối với sinh viên quốc tế (như Việt Nam) hai kỳ thi SAT và ACT hiện không phải là điều kiện đầu vào bắt buộc để ứng tuyển vào bậc đại học tại Mỹ. Tùy vào điều kiện cụ thể của từng trường đại học, các bạn học sinh quốc tế có rất nhiều lựa chọn trường đại học để apply mà không cần một trong hai chứng chỉ này. Mặc dù vậy, nếu bạn sở hữu một kết quả cao từ bài test SAT/ ACT chính là một lợi thế rất lớn để xin học bổng cũng như apply vào một số ít trường đại học xếp hạng cao hoặc có yêu cầu bắt buộc về số điểm nhất định cho SAT/ ACT.

Ngoài ra, học sinh Trung học tại Mỹ thường tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa. Việc tham gia này ngoài sở thích và đam mê thì cũng như là một nhiệm vụ để tích lũy nhiều trải nghiệm và kinh nghiệm sống. Chứng nhận hoạt động ngoại khóa sẽ giúp các bạn làm đẹp, tạo ấn tượng và tăng sức mạnh cho bộ hồ sơ xin Đại học Mỹ, nhất là xin Học bổng cao.

Học để lấy bằng cử nhân tại Mỹ kéo dài khoảng 4 năm và có nhiều con đường học tập trong 4 năm này để có chung 1 đầu ra là bằng cử nhân. Bằng cử nhân đầu ra có giá trị hoàn toàn giống nhau cho dù sinh viên theo học con đường nào; nhưng phục vụ cho mục đích khác nhau tùy vào chương trình đào tạo.

Bằng cử nhân thường được gọi là Bachelor. Có thể là B.A: Bachelor of Arts; B.S hay B.Sc: Bachelor of Science; B.E. hay B.Eng: Bachelor of Engineering

Rất nhiều trường Đại học Mỹ cho phép và khuyến khích sinh viên tự thiết kế chương trình học cho mình. Điểm đặc biệt trong đào tạo chuyên ngành cử nhân của Mỹ là sinh viên thường có thể chọn 2 chuyên ngành: 1 chuyên ngành chính (Major) và 1 chuyên ngành phụ (Minor). Cá biệt có những sinh viên chọn học hẳn 3 chuyên ngành (tốt nghiệp trễ hơn).

Mặt khác, việc thay đổi ngành khá dễ và được coi là chuyện bình thường tại Mỹ, nếu bạn thay đổi sở thích và thấy năng lực phù hợp hơn thì cứ mạnh dạn chuyển ngành/ chuyển trường (Transfer student). Sinh viên thường chốt ngành học sau năm nhất. Nếu sinh viên ở năm 3 mà vẫn muốn chuyển thì vẫn có thể được. Tuy nhiên những môn học bắt buộc phải học thêm thì sinh viên sẽ phải chịu chi phí.

2. Phân loại trường và Điều kiện ứng tuyển của sinh viên Việt Nam

Đối với sinh viên quốc tế - tốt nghiệp chương trình Trung học phổ thông (12 năm) tại VN có thể ứng tuyển trực tiếp vào năm nhất tại hầu hết tất cả các trường đại học của Mỹ cùng với những yêu cầu đầu vào khác của từng trường Đại học. Một sự thật khác mà các phụ huynh Việt Nam hay hiểu lầm là Các trường đào tạo bậc Đại học tại Mỹ có thể có tên là "University" hoặc "College", cả 2 từ này đều mang nghĩa đại học (Chứ không phải cứ College là Cao đẳng theo quan niệm người Việt).

Theo từng tiêu chí phân loại khác nhau sẽ có những loại trường khác nhau:

Tham khảo: Danh sách các trường Đại học tại Mỹ

Các điểm lưu ý trong phân loại trường

Trong số các trường College, có thể coi là những trường cao đẳng thực thụ (giống kiểu ở VN) thành 3 loại hình trường:

Tham khảo: Danh sách các trường Cao đẳng cộng đồng tại Mỹ

3. Vị trí các trường Cao đẳng cộng đồng trong giáo dục bậc Đại học tại Mỹ

Sinh viên học các trường Cao đẳng Cộng đồng 2 năm ra trường được cấp bằng Associate Degree hoặc Chứng chỉ cao đẳng để ra đi làm. Thông thường nhất sẽ là học lấy Associate Degree 2 năm, sau đó chuyển tiếp lên năm 3 ở một trường Đại học khác để lấy bằng cử nhân. Đây là cách học (2 + 2) với ưu điểm vừa tiết kiệm chi phí vừa dễ qua được yêu cầu đầu vào. Tuy nhiên trên thực tế, với các học sinh Việt nam thì hay bị trượt Visa. Đây chỉ là con số thống kê chứ không có quy định hay ngăn chặn nào từ Lãnh Sự Quán Mỹ khi xét Visa

Cũng có những sinh viên lựa chọn Chứng chỉ 2 năm cao đẳng ở trường Cao đẳng cộng đồng để đi làm như một kỹ thuật viên hay một kỹ sư thực hành. Chứng chỉ này ít gặp.

Bậc Thạc sĩ và Sau Đại học - Master & PhD

Những sinh viên chọn chu kỳ học dài hạn thì trước hết phải qua chương trình 4 năm đại học (Undergraduate University) được cấp bằng cử nhân (Bachelor), học tiếp 2 năm chuyên ngành (Graduate University) để có bằng cao học (Master MA/MS), sau đó học tiếp để có bằng cấp cao nhất là bằng tiến sĩ chuyên ngành – Doctor of phylosophy (PhD).

Để xin được vào chương trình Thạc sĩ tại Mỹ, ngoài tốt nghiệp chuyên ngành liên quan với điểm phải đạt trên yêu cầu, bạn cũng thường được yêu cầu: GMAT hoặc GRE, Kinh nghiệm làm việc. Thời gian học thạc sĩ thường kéo dài 2 năm (có một số chương trình chỉ 1- 1,5 năm).

GMAT hay GRE cũng được gọi là những bài thi chuẩn hóa, tùy từng chương trình thạc sĩ yêu cầu GMAT hay GRE.

Vẫn có những trường Đại học Mỹ không yêu cầu GMAT / GRE, và cũng không yêu cầu kinh nghiệm làm việc. Bạn có thể tham khảo Danh sách trường đại học tại Mỹ để tìm hiểu các khóa học thạc sĩ được cung cấp cho sinh viên quốc tế.

Hệ thống đại học Mỹ chủ yếu là đại học đa lĩnh vực, đại học nghiên cứu (Research University) và có nhiều loại hình đào tạo khác nhau từ cử nhân đến thạc sĩ, tiến sĩ. Trong hệ thống đại học còn có một số trường đại học chuyên ngành (Professional Schools) như trường Luật, trường Y,…Mỗi trường đại học lại có những tiêu chí khác nhau, nếu bạn muốn tìm hiểu về hệ thống giáo dục Mỹ chi tiết hơn về các hoạt động, các chương trình học hay các chính sách hỗ trợ,…mời bạn liên hệ với Du học Nam Phong để được tư vấn và cung cấp các thông tin cần thiết.

Ngay từ rất sớm người Mỹ đã hiểu rằng tương lai của họ – những người tự do – phụ thuộc vào trí tuệ và sự thông thái của chính họ, chứ không phải của kẻ thống trị nào đó ở xứ sở xa xôi. Mỹ là quốc gia đầu tiên trên thế giới giải quyết các vấn đề cơ bản liên quan đến bản chất và mục đích của hệ thống giáo dục trên cơ sở một nền dân chủ. Đó cũng chính là lý do mà bất cứ du học sinh nào cũng cần phải tìm hiểu về hệ thống giáo dục Mỹ trước khi lên đường để nắm được bí quyết thành công khi chinh phục các khóa học tại đây.