(Quanlynhanuoc.vn) - Ngày 1/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Tạp chí Quản lý nhà nước trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
(Quanlynhanuoc.vn) - Ngày 1/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Tạp chí Quản lý nhà nước trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Tại trung tâm điều hành thông minh, tình hình tổng thể sẽ hiển thị giống như một bảng điều khiển, cho nhà quản lý biết tình trạng hoạt động của thành phố cũng như các rủi ro tiềm ẩn.
Thông tin từ trung tâm thành phần hiển thị trên một màn hình chung tại IOC - Ảnh: Internet
Hệ thống hỗ trợ ra quyết định thông qua việc phân tích và cung cấp dữ liệu chi tiết, đưa ra hướng hành động. Khi nguyên nhân cốt lõi của vấn đề đã xác định, cần có phương án giải quyết và phân công đầu việc cụ thể cho bộ phận liên quan.
Danh sách hướng dẫn, phân chia công việc cần làm sẽ được chuyển đến trung tâm quản lý sự cố. Nền tảng này chịu trách nhiệm xử lý, giao việc cho các bộ phận chịu trách nhiệm, đồng thời theo dõi sát sao quá trình thực hiện kế hoạch.
Trung tâm giám sát và cảnh báo có thể chủ động phát hiện sớm rủi ro và sự cố tiềm ẩn, sau đó tạo báo động hoặc đặt lệnh khẩn cấp. Các báo động thông thường được xử lý bởi trung tâm quản lý sự cố như đã nêu trên. Khi bản chất của sự cố thay đổi hoặc phát hiện rủi ro lớn hơn, cảnh báo sẽ chuyển tiếp đến nền tảng chỉ huy chung để xử lý.
IOC thu thập, lọc cảnh báo từ nhiều trung tâm khác nhau, tạo danh sách, phân loại cảnh báo cần xử lý và phản hồi, bao gồm: Báo động từ thảm họa địa chất, sự kiện xã hội, thời tiết xấu, dịch bệnh, tai nạn giao thông, nguồn dễ cháy nổ, rủi ro an toàn sản xuất,...
Cảnh báo sẽ hiển thị trên bảng điều khiển tại IOC. Nhờ đó, nhà quản lý thành phố và nhân viên vận hành sẽ nhận thông tin theo thời gian thực. Ngoài ra, nền tảng sẽ gửi thông tin báo động đến mô-đun dịch vụ chỉ huy để ứng phó khẩn cấp.
Hơn thế, IOC có khả năng kết nối trực tiếp với hệ thống Internet of Things (IoT) để lấy thông tin trạng thái từ các bộ phận và thiết bị trong thời gian thực. Dựa trên mô hình cảnh báo, IOC phân tích tình hình, hiển thị thông tin trên bảng điều khiển và thông báo đến bộ phận hoặc nhân viên tương ứng.
Trung tâm hiển thị tình hình tổng thể cho thấy dữ liệu từ các chỉ số hoạt động chính của thành phố. Nó thực hiện phân tích toàn cảnh về đổi mới kinh tế, sinh kế, dịch vụ chính phủ, môi trường phát triển con người, quản trị toàn diện, an ninh công cộng và mức độ hạnh phúc của cư dân trong thành phố.
Đặc trưng của phân tích tình hình tổng thể là phân tích chỉ số. Chỉ số phân tích chính được lựa chọn và tùy chỉnh dựa trên nhu cầu của thành phố, thậm chí bao gồm nhiều chỉ số cấp toàn cầu, biểu thị thông qua đồ họa trực quan, sinh động và dễ hiểu.
Trung tâm cung cấp cái nhìn toàn cảnh cho cơ quan quản lý và những người ra quyết định. Nhờ đó, họ có cái nhìn rõ ràng hơn về tình trạng hoạt động của thành phố ở cấp độ vĩ mô, trung bình và vi mô bằng cách sử dụng các chỉ số phân tích chính này.
Chỉ số chính phân tích hiển thị trực quan, dễ hiểu trên màn hình chung - Ảnh: Internet
Trung tâm hỗ trợ ra quyết định thực hiện so sánh, liên kết xu hướng, dự đoán và phân tích chủ đề chuyên sâu dựa trên dữ liệu đã thu thập để xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, từ đó đưa ra một loạt lời khuyên, phương án xử lý phù hợp.
So với hiển thị tình hình tổng thể, phân tích chủ đề đặt ra yêu cầu cao hơn về độ sâu và độ rộng của dữ liệu cơ bản. Do đó, mô hình phân tích dữ liệu được yêu cầu đặc biệt cao. Trung tâm hỗ trợ ra quyết định sử dụng nhiều nguồn dữ liệu cũng như mô hình phân tích khác nhau để giải quyết những vấn đề khác nhau. Do đó, IOC thu thập dữ liệu, đồng thời, phát triển mô hình phân tích của nhiều lĩnh vực để thực hiện nghiên cứu và đưa ra quyết định.
Bằng cách này, các thành phần trong cùng một hệ sinh thái hoặc các thành phố có thể học hỏi lẫn nhau để xử lý những vấn đề thường gặp. Hệ thống cũng liên tục nâng cấp, tối ưu hóa để phân tích chuyên nghiệp hơn. Điều này làm giảm đáng kể chi phí thử nghiệm, rút ngắn thời gian phát triển nền tảng cũng như toàn hệ thống.
Nền tảng hỗ trợ ra quyết định của IOC kích hoạt kho dữ liệu lớn đã không hoạt động trong nhiều năm của chính phủ nhằm tối ưu hóa giá trị khổng lồ của nó. Nhờ tích hợp dữ liệu của nhiều cơ quan chính phủ khác nhau cũng như dữ liệu từ internet, trung tâm thực hiện khai thác và phân tích dữ liệu với độ chính xác cao.
Trong toàn bộ quy trình quản lý sự kiện, các bộ phận trong thành phố cần nắm rõ trách nhiệm của mình và công việc phải thực hiện. Ngoài ra, thông báo nhắc nhở công việc sẽ được gửi thường xuyên. Thông qua theo dõi và đánh giá quy trình quản lý sự kiện, nhà quản lý thành phố dễ dàng bám sát tình hình triển khai nhiệm vụ của từng bộ phận.
Trung tâm quản lý sự kiện không thay thế mà hợp tác với các hệ thống ứng dụng dịch vụ hiện có của từng cơ quan chức năng trong thành phố. Ngoài ra, trung tâm này cũng chịu trách nhiệm cho cả sự kiện chưa xác định rõ ràng, cần phân công cụ thể hoặc có tác động lớn, cần có sự quyết định từ người đứng đầu.
Nền tảng quản lý sự kiện của IOC thúc đẩy việc nâng cấp quản lý thành phố từ mô hình lưới, mô-đun sang mô hình thông minh. Sử dụng công nghệ và công cụ mới giúp cải thiện đáng kể hiệu quả làm việc và giao tiếp, thúc đẩy cải cách hoạt động và cơ cấu tổ chức của chính phủ, đồng thời cho phép chính phủ thiết lập một hệ thống quản lý có phản ứng nhanh, quy trình được kiểm soát, tích hợp giám sát và hướng dẫn.
Trung tâm chỉ huy cộng tác tập trung chủ yếu vào xử lý sự kiện quan trọng. Việc xử lý sự kiện lớn phụ thuộc vào kế hoạch dự phòng để điều phối nhân sự, tổ chức, nguồn lực và cơ sở vật chất một cách thống nhất, kết nối giữa các bộ phận, liên khu vực và liên ngành, đồng thời loại bỏ rủi ro bảo mật trong sự kiện cộng đồng.
Các sự kiện khẩn cấp được xử lý thông qua:
Màn hình hiển thị chung: Video, hình ảnh hiện trường cũng như quá trình và tiến độ giải quyết hiển thị trực quan hóa trên màn hình tại IOC theo thời gian thực. Những bên liên quan có thể theo dõi từ xa thông qua thiết bị di động.
Một cú nhấp chuột: Các nguồn lực đã chuẩn bị theo kế hoạch định sẵn. Chỉ một cú nhấp chuột, kế hoạch xử lý khẩn cấp sẽ được tiến hành với sự kế hợp của các bộ phận. Nhờ đó, sự phối hợp sẽ diễn ra hiệu quả hơn, tốc độ phản hồi cũng nhanh chóng hơn.
Một mệnh lệnh cho tất cả: Mỗi chỉ thị do IOC ban hành theo quyết định của người đứng đầu thành phố phải được tất cả các bộ phận và nhân viên thực hiện. Mỗi bộ phận cần phản ứng nhanh chóng để giảm thiểu tối đa thiệt hại do sự cố gây ra. IOC cần cung cấp một trung tâm chỉ huy di động cho nhà quản lý thành phố và những người ra quyết định để đảm bảo rằng mệnh lệnh chuyển đến bộ phận thực thi kịp thời, nhanh chóng.
Đảm nhiệm nhiều chức năng và nhiệm vụ quan trọng, trung tâm điều hành thông minh IOC hiện đang đón nhận sự quan tâm và nguồn ngân sách đầu tư lớn từ các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tại Elcom, với kinh nghiệm hơn 27 năm cung cấp các giải pháp chuyển đổi số cho các đơn vị Bộ, ngành, các tỉnh/thành trên cả nước, Elcom đã và đang ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 để đưa những công nghệ mới nhất vào các giải pháp góp phần “thông minh hoá" những thành phố, mang lại trải nghiệm sống hiện đại, an toàn cho người Việt.