Người làm trong ngành sản xuất cao su, cơ khí, phi công... có nguy cơ cao bị ung thư do tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
Người làm trong ngành sản xuất cao su, cơ khí, phi công... có nguy cơ cao bị ung thư do tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
So với vắc xin Gardasil (Gardasil 4) dành cho nữ là chủ yếu, vắc xin Gardasil 9 được khuyến khích sử dụng cho cả nam và nữ; và ngừa được nhiều chủng virus HPV hơn.
- Gardasil 4 phòng được 04 chủng HPV: 6, 11, 16, 18.
- Gardasil 9 phòng được 09 chủng HPV: 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58.
Vắc xin Gardasil 9 được nghiên cứu là rất an toàn. Không có bằng chứng nào cho thấy Gardasil 9 gây hại cho người được tiêm hay ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở cả nam và nữ.
Gardasil 9 chống chỉ định với những người quá mẫn cảm hoặc có phản ứng dị ứng sau một liều Gardasil hoặc Gardasil 9.
Gardasil 9 không có độc tính ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi hay trẻ sơ sinh. Nhưng cũng chưa có bằng chứng thuyết phục cho thấy tính an toàn và hiệu quả của Gardasil 9 ở phụ nữ mang thai. Do đó, cần hoãn lịch tiêm đến khi kết thúc thai kỳ.
Khi đi tiêm vắc xin, bạn cần cung cấp cho bác sĩ các thông tin sau:
- Đang mang thai hoặc dự định có thai
- Bị suy giảm hệ miễn dịch như bị HIV, ung thư
- Đang sử dụng thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch
- Có phản ứng với liều Gardasil hoặc Gardasil 9 trước đó
Tiêm vắc xin Gardasil 9 cho nam giới để phòng các bệnh do HPV
Chi phí tiêm chủng HPV ở tuổi 35 tại Việt Nam thay đổi tùy theo loại vắc xin và địa điểm tiêm, có 2 loại vắc xin HPV phổ biến:
Để biết thông tin giá cụ thể theo thời gian, bạn cần tham khảo trực tiếp tại các trung tâm tiêm chủng. Nên tìm hiểu kỹ các điều kiện và quy trình tiêm trước khi quyết định. Đồng thời, việc tham khảo ý kiến bác sĩ cũng quan trọng để xác định sự phù hợp của vắc xin HPV đối với tình trạng sức khỏe của bạn.
“35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không?” Việc tiêm chủng là một quyết định cá nhân nhưng điều này cần dựa trên sự tư vấn của các chuyên gia y tế và xem xét kỹ lưỡng các yếu tố sức khỏe cũng như tiền sử y tế cá nhân. Hãy nhớ rằng, việc tiêm chủng không chỉ là bảo vệ bản thân mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Hy vọng bài viết 35 tuổi có tiêm phòng HPV được không dưới đây đã giải đáp được thắc mắc của bạn.
Vắc xin Gardasil 9 có thể được sử dụng cùng lúc với các loại vắc xin khác theo tư vấn của bác sĩ. Hãy trao đổi trước với bác sĩ nếu bạn có nhu cầu tiêm chủng nhiều loại vắc xin cùng lúc.
Tiêm vắc xin HPV là biện pháp chủ động để bảo vệ phụ nữ khỏi ung thư cổ tử cung. Nhiều phụ nữ độ tuổi trung niên muốn biết 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không. Trong bài viết 35 tuổi có tiêm phòng HPV được không này, ECO Pharma giúp bạn tìm hiểu về khuyến nghị tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung cho những người ở độ tuổi 35, cũng như những yếu tố quan trọng cần xem xét khi quyết định tiêm chủng.
35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không – Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng (ACIP) thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ đưa ra các hướng dẫn về việc tiêm vắc xin, trong đó có vắc xin HPV, cụ thể về độ tuổi tiêm ngừa HPV như sau:
Vừa qua, dòng Gardasil 9 được Bộ Y tế chỉ định tiêm cho trẻ em và người lớn từ 9 – 45 tuổi, mở rộng cơ hội phòng bệnh cho người từ 27 – 45 tuổi.
Xem thêm: Độ tuổi tiêm ngừa HPV hiệu quả
Hiện nay, thế giới đã phê duyệt 3 loại vắc xin phòng ngừa virus HPV, gồm:
Đây là vắc xin hiện đại và hiệu quả nhất, chống lại 9 chủng virus HPV. Trong số đó, 7 chủng có nguy cơ cao gây ung thư (16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58) và 2 chủng có nguy cơ thấp (6 và 11). Vắc xin này giúp giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung và các loại ung thư khác do HPV đồng thời ngăn ngừa sùi mào gà và polyp cổ tử cung. Gardasil 9 được khuyến nghị cho cả nam và nữ trong độ tuổi từ 9 – 45.
Đây là vắc xin đầu tiên phòng chống HPV ngăn chặn 4 chủng virus, bao gồm 2 chủng nguy cơ cao (16 và 18) và 2 chủng nguy cơ thấp (6 và 11). Vắc xin này thích hợp cho cả nam và nữ từ 9 – 26 tuổi.
Loại vắc xin tập trung vào việc ngăn chặn 2 chủng virus HPV cao nguy cơ (16 và 18), đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung do HPV.
Vắc xin Gardasil 9 có thể sử dụng ở phụ nữ cho con bú.
Vắc xin Gardasil 9 thường được tiêm vào bắp tay với lịch tiêm chủng như sau:
- Tiêm 02 mũi: Mũi 2 cách mũi 1 từ 6-12 tháng.
- Tiêm 03 mũi: Mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 02 tháng, mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 4 tháng.
* Nếu mũi 2 tiêm sớm hơn 5 tháng sau mũi 1, bạn sẽ cần tiêm thêm mũi thứ 3 cách mũi 2 ít nhất 4 tháng.
* Lịch tiêm 02 mũi hay 03 mũi sẽ được xác định bởi bác sĩ tiêm chủng.
-Tiêm 03 mũi: Mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 2 tháng, mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 4 tháng.
* Trong trường hợp cần hoàn thành liệu trình tiêm chủng sớm: Mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng, mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.
Quan trọng: Để đạt được hiệu quả bảo vệ tốt nhất, hãy chắc chắn là bạn nhận được đủ liều vắc xin HPV theo khuyến cáo của bác sĩ. Nếu trước đó bạn đã tiêm HPV nhưng thiếu liều, hãy liên hệ với bác sĩ để xác định thời gian tiêm liều bổ sung.
Tiêm vắc xin Gardasil 9 cho người từ 9-26 tuổi
35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không và địa điểm tiêm nào uy tín? Để tiêm vắc xin HPV, việc lựa chọn địa chỉ uy tín tuân thủ quy trình của Bộ Y tế là rất quan trọng, dưới đây là một số địa chỉ đáng tin cậy ở TP. Hồ Chí Minh:
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các địa chỉ khác như Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Phụ sản An Sinh và Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương tại TP. Hồ Chí Minh.
Trước khi tiêm, bạn cần đảm bảo sức khỏe tốt và mang theo sổ tiêm chủng cần thiết. Sau khi tiêm, bạn nên nghỉ ngơi và theo dõi sức khỏe. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc cơ sở tiêm chủng.
Vắc xin Gardasil 9 giúp bảo vệ bạn khỏi các chủng HPV phổ biến gây ra phần lớn các trường hợp ung thư và mụn cóc sinh dục. Tuy nhiên:
- Đã tiêm vắc xin HPV không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ bị ung thư cổ tử cung. Mọi phụ nữ đều cần tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ. Bởi vì, mặc dù Gardasil 9 bảo vệ khỏi các chủng HPV gây ra phần lớn các trường hợp ung thư cổ tử cung, nhưng vẫn có một số chủng HPV hiếm gặp có thể gây ra tình trạng này.
- Vắc xin không có khả năng bảo vệ chống lại các bệnh gây ra bởi các loại HPV ngoài 09 chủng trên.
- Vắc xin không có khả năng bảo vệ chống lại các bệnh gây ra bởi virus HPV mà một người đã mắc phải trước đó.
- Vắc xin không thể điều trị nhiễm HPV.
- Ung thư âm hộ, âm đạo, hậu môn, hầu họng và các bệnh ung thư đầu và cổ khác không phải lúc nào cũng do HPV gây ra. Nó có thể xảy ra do các loại virus hoặc vi khuẩn khác. Vắc xin Gardasil 9 chỉ bảo vệ chống lại các bệnh ung thư do các tuýp HPV 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58 gây ra.
- Vắc xin Gardasil có thể không mang lại hiệu quả bảo vệ ở một số người.