Lại từ "nghe anh bạn" rồi. Không hiểu sao vấn đề 50% toàn bịa ra để dọa người khác.
Lại từ "nghe anh bạn" rồi. Không hiểu sao vấn đề 50% toàn bịa ra để dọa người khác.
Mọi người biết đến lương y Phạm Văn Thanh qua những bài thuốc quý về chữa bệnh liên quan đến dạ dày và là một người thầy thuốc đức độ tận tâm với nghề, luôn có lòng cứu giúp những hoàn cảnh khó khăn trong thực tế. Trong căn nhà nhỏ ở tỉnh Lào Cai, hàng ngày lương y tiến hành bốc thuốc cho người bệnh.
Có một điều đặc biệt ở vị lương y này là ông thường xuyên điều trị bệnh miễn phí cho người nghèo. Đến nay, lương y Phạm Văn Thanh đã tặng hàng ngàn thang thuốc dạ dày cho những người nghèo trên khắp cả nước. Trong nhiều năm qua, lương y vẫn lặng lẽ đọc hàng trăm bức thư từ mọi miền tổ quốc gửi về và bốc thuốc gửi miễn phí đến họ. Với những trường hợp đặc biệt khó khăn, ông còn biếu thêm ít tiền để trang trải trong cuộc sống. Những việc tử tế lương y Phạm Văn Thanh đã được lan tỏa và có nhiều người tìm đến.
Tìm hiểu việc tử tế lương y Phạm Văn Thanh
Hiện nay, phòng khám của lương y Phạm Văn Thanh là nơi thăm khám và chữa trị cho những bệnh nhân có các vấn đề về các bệnh viêm loét dạ dày, viêm hành tá tràng, đại tràng cần điều trị. Tại đây, lương y chuyên tiếp nhận, thực hiện các công việc bắt mạch, chẩn đoán, xác định bệnh, kê đơn thuốc điều trị bệnh cho người dân đang sống tại Lào Cai và những khu vực lân cận. Ngoài các bệnh về dạ dày, lương y còn bốc một số bệnh liên quan đến xương khớp hoặc bệnh đường tiêu hoá khác.
Bài thuốc giúp lương y Phạm Văn Thanh nổi tiếng chính là chữa dạ dày, viêm loét dạ dày. Bài thuốc được điều chế từ những loại thảo dược chính như:
Bài thuốc có công dụng tiêu viêm, chủ trị chữa viêm loét và có tác dụng giải độc, thông khí, tăng cường chức năng tiêu hóa, nhằm nâng cao thể trạng cơ thể. Chính sự kết hợp giữa kiến thức điều trị Đông y và Tây y đã giúp lương y Phạm Văn Thanh chữa thành công bệnh dạ dày cho rất nhiều người.
Năm 2017, Báo điện tử VTC News đã có loạt bài vạch mặt nhà thuốc Hoàng Trung Đường và một loạt “nhà thuốc ma trên mạng” mạo danh lương y Phạm Văn Thanh để bán thuốc dỏm, giả mạo.
Những kẻ vốn kinh doanh đa cấp, chuyển sang bán thuốc qua mạng, bất chấp đạo lý, đã làm những trò bỉ ổi, như photoshop thêm tóc cho lương y Thanh để quảng cáo bán thuốc chữa mọc tóc, rồi cấy râu cho ông, gắn thêm củ thuốc vào tay ông, để mạo danh bán thuốc trị yếu sinh lý.
Lương y Phạm Văn Thanh từng bị nhà thuốc Hoàng Trung Đường do một nhóm đa cấp mạo danh, lừa đảo, photoshop cấy râu, cấy tóc và "đặt" vào tay anh củ thuốc lạ. Đây là một trò lừa bỉ ổi, vô đạo đức.
Lương y Thanh đã nhiều lần gọi điện, yêu cầu gỡ bỏ hình ảnh và thông tin giả mạo, song chúng bỏ ngoài tai. Chúng bán hàng qua mạng, không có địa chỉ cụ thể, nên chúng chẳng sợ. Cực chẳng đã, ông đã phải làm đơn kiến nghị đến Báo điện tử VTC News. Báo lần theo đơn thư của ông vào cuộc điều tra, và kết cục nhà thuốc này bị Sở Y tế Hà Nội rút giấy phép hoạt động. Tuy nhiên, chúng lại lập ra hàng trăm “nhà thuốc ma” trên mạng, tiếp tục mạo danh các lương y uy tín khác để lừa đảo người bệnh. Vài năm lừa đảo, chúng đã móc túi cả ngàn tỷ đồng của người bệnh.
Nhóm lừa đảo lấy video chân dung về lương y Phạm Văn Thanh trên VTV, rồi mạo danh quảng cáo bán thuốc trĩ.
Mới đây, lương y Phạm Văn Thanh lại gọi điện đến Báo điện tử VTC News, phản ánh rằng, một loạt “nhà thuốc ma” trên mạng, lại mạo danh ông để bán thuốc trĩ, trong khi đó, mấy chục năm hành nghề y, ông chưa từng bán thuốc trĩ cho ai. Bài thuốc gia truyền duy nhất mà ông thừa kế lại từ tổ tiên nhiều đời, chỉ là bài thuốc chữa đường tiêu hóa, gồm dạ dày, đại tràng, trào ngược mà thôi.
Theo phản ánh của lương y Phạm Văn Thanh, mỗi ngày, ông nhận hàng trăm cuộc gọi của bệnh nhân trên cả nước, hỏi mua thuốc trĩ. Và, cả ngày, vợ chồng ông chỉ có mỗi việc ngồi nghe điện thoại trả lời người dân với một nội dung “tôi không bán thuốc trĩ, tôi không biết điều trị bệnh trĩ, tất cả đều là lừa đảo”.
Qua tìm hiểu, thời gian qua, lương y Phạm Văn Thanh thậm chí suy sụp tinh thần vì trò lừa đảo, mạo danh ông trên mạng của đám lừa đảo bất nhân thất đức. Chúng lấy hình ảnh lương y Thanh, các video đã phát trên VTV, nhất là chương trình “Việc tử tế” cắt ghép, xuyên tạc, để bán thuốc trĩ giả. Ngoài việc phải nghe điện thoại người hỏi mua thuốc trĩ, còn có cả ngàn người gửi trả “thuốc trĩ” cho ông, bắt ông phải nhận lại thuốc, vì là thuốc giả, thuốc không có tác dụng.
Đăng tin tuyển dụng tới 100 nhân viên.
Đăng tuyển dụng và khoe mức lương nhân viên bán hàng tới gần 60 triệu đồng.
“Chúng mượn danh tôi để bán thuốc trĩ giả, nên hiệu quả không có. Người bệnh tưởng là thuốc của tôi, dùng không hiệu quả, nên gọi điện chửi tôi lừa đảo, rồi gửi trả thuốc cho tôi đòi lại tiền. Có người, nghe tôi giải thích thì hiểu và thông cảm, nhưng cũng có người nói tôi cố tình lừa đảo, không nhận là thuốc của mình, khiến tôi không biết nói thế nào để họ hiểu được” – lương y Phạm Văn Thanh chia sẻ.
Thậm chí, nhóm lừa đảo này, còn mạo danh cả nhà báo Phạm Ngọc Dương, Trưởng ban Phóng sự của Báo điện tử VTC News, người từng có nhiều lần theo lương y Phạm Văn Thanh lặn lội rừng xanh núi đỏ, cùng lương y Thanh trong các chuyến đi thiện nguyện. Từ tấm hình trên Báo, là cảnh lương y Phạm Văn Thanh tặng 200 thang thuốc dạ dày cho người nghèo, nhà báo Phạm Ngọc Dương đại diện đứng ra nhận thuốc, phát cho người nghèo, chúng đã photoshop biến thành nội dung “lương y Thanh tặng thuốc trĩ cho bệnh nhân”. Chúng đã biến nhà báo Phạm Ngọc Dương thành bệnh nhân bị trĩ, được lương y Thanh tặng thuốc trĩ, để quảng cáo bán hàng lừa đảo hàng ngàn bệnh nhân trên khắp cả nước.
Hình ảnh lương y Phạm Văn Thanh tặng thuốc, và nhà báo Phạm Ngọc Dương nhận 200 thang thuốc dạ dày trao cho người nghèo...
...bị chúng photoshop sửa thành tặng bệnh nhân bị bệnh trĩ.
Không khó khăn để tìm ra hàng trăm fanpage, tài khoản mạo danh lương y Phạm Văn Thanh quảng cáo bán thuốc trĩ lừa đảo trên mạng. Chúng quảng cáo theo kiểu kêu gọi khách hàng bị bệnh trĩ để lại số điện thoại, rồi chúng gọi điện lại để tư vấn, bán thuốc. Phóng viên để lại số điện thoại qua tin nhắn, một lát sau, giọng nữ “trẻ ranh” vang lên ở đầu dây bên kia, tự nhận là vợ của lương y Phạm Văn Thanh, xưng là "cô" và gọi phóng viên là "con", và tư vấn bán thuốc trĩ. Mỗi liều thuốc có giá 1,5 đến 2 triệu đồng.
Phóng viên để lại số điện thoại khác, thì lại một giọng nam cũng “trẻ ranh” ở đầu dây bên kia gọi đến, xưng là “thầy Thanh”. Chúng hồn nhiên gọi nhà báo là “con” và xưng “thầy”. Rà soát các comment ở cả trăm fanpage mạo danh lương y Thanh lừa đảo bán thuốc trĩ, thì thấy nhóm lừa đảo này toàn xưng thầy, gọi bệnh nhân là “con” rất trịch thượng.
“Cả đời tôi bốc thuốc, nghe điện thoại ngày có khi cả trăm cuộc, tôi đều lễ phép hỏi han sức khỏe, tình trạng bệnh của bệnh nhân, hỏi quê quán, tuổi tác, rồi xưng hô có trên, có dưới, ấy thế mà có lần, tôi thử đóng vai bệnh nhân gọi đến số điện thoại bán hàng của nhóm lừa đảo mạo danh tôi, chúng xưng luôn là thầy, rồi gọi tôi là con. Tôi bảo, tôi là lương y Thanh đây, các cậu lừa đảo người bệnh thế không sợ luật nhân quả à, thì chúng tắt máy cái rụp, rồi chặn số tôi” – Lương y Phạm Văn Thanh chia sẻ.
Lần theo dấu vết các ổ nhóm bán hàng lừa đảo này, nhóm PV đã lấy được một số điện thoại cá nhân của nhân viên tư vấn. Sau giờ làm việc, PV đã nói rõ rằng, họ đang làm thuê cho một nhóm chuyên mạo danh lừa đảo bán thuốc qua mạng. Một số nhân viên thì từ chối cung cấp thông tin, nhưng có gần chục nhân viên tư vấn sau khi biết sự thực công việc mình làm, đã liên lạc với PV, cung cấp toàn bộ thông tin, giúp PV xâm nhập vào công ty này, sau đó nghỉ việc vì áy náy lương tâm.
Data của một nhóm thể hiện quyết tâm lợi nhuận 400 triệu trong tháng 3.
Được biết, nhóm lừa đảo này lập ra công ty có tên Công ty cổ phần thương mại quốc tế Vinara. Vận hành việc quảng cáo lừa đảo là những gương mặt trẻ, độ ngoài 20 tuổi.
Văn phòng công ty gồm 4 căn chung cư, đặt tại hai tòa nhà gồm: 307 - 607 tòa CT2 và 906-907 tòa CT1 thuộc khu chung cư Newtatco, (Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội). Ngoài ra, nhóm mạo danh lừa đảo này còn thuê một tòa nhà liền kề đặt văn phòng và làm kho ở nhà số 7, khu liền kề 3, thuộc khu đô thị Lideco cũng ở gần đó.
Danh sách thống kê thể hiện bệnh nhân bị lừa 1-2 triệu đồng/người.
Data của một nhóm khác trong công ty này thống kê một ngày lừa đảo được 108.300.000 đồng. Như vậy, mỗi tháng một nhóm bán hàng mạo danh lương y Thanh của công ty Vinara lừa đảo tới 3 tỷ đồng. Còn nhiều nhóm khác nữa, thì số tiền lừa đảo là bao nhiêu?
Thủ đoạn của nhóm lừa đảo này như sau: Một nhóm sẽ chạy quảng cáo Facebook sẽ mạo danh lương y Phạm Văn Thanh để lấy thông tin, số điện thoại của khách hàng bị trĩ. Danh sách thông tin khách hàng sẽ chuyển cho đội ngũ tư vấn. Các nhóm tư vấn sẽ mạo danh vợ chồng lương y Thanh để gạ gẫm bệnh nhân mua thuốc. Mỗi liều thuốc chúng bán cho bệnh nhân với giá 1 đến 2 triệu đồng. Có những bệnh nhân bỏ 5-6 triệu đồng mua phải thuốc giả.
Nhóm nhân viên của công ty này cũng đã chuyển cho Báo điện tử VTC News một phần data dữ liệu của nhóm lừa đảo này. Xem qua, mới thấy, chúng mạo danh nhiều lương y khác để bán thuốc, trong đó mạo danh lương y Phạm Văn Thanh nhiều nhất. Chỉ một nhóm sale, mỗi ngày mạo danh lương y Phạm Văn Thanh, bán được tới cả trăm triệu tiền thuốc. Như vậy, với nhiều nhóm sale, và mỗi tháng, chúng mạo danh lương y Phạm Văn Thanh lừa đảo, trục lợi hàng tỷ đồng.
Trong hệ thống data, ngoài lương y Phạm Văn Thanh còn có lương y Đinh Công Xiện bị mạo danh.
Sau khi đã thu thập đủ chứng cứ, PV Báo điện tử VTC News đã gọi điện đến Công ty cổ phần thương mại quốc tế Vinara đặt lịch làm việc. Ngay lập tức, nhóm lừa đảo này đã tạm ngưng hoạt động, có thể rút vào “hoạt động bí mật”. Theo một số nguồn tin, sau khi thấy động tĩnh, chúng đã chuyển hướng kinh doanh, và rất có thể, lại tìm lương y khác để mạo danh.
Từ một số nguồn tin, thì nhóm lừa đảo này có thể xuất thân từ chính nhóm “nhà thuốc trên mạng” có tên Hoàng Trung Đường mà Báo điện tử VTC News đã vạch mặt. Nhóm “nhà thuốc ma” này lấy việc mạo danh các lương y, bác sĩ, thậm chí cả tướng tá quân đội để bán thuốc dạo lừa đảo. Chúng xuất thân từ dân làm đa cấp, nên bất chấp tất cả để là đảo. Những nhóm lừa đảo kiểu này, sẽ đẻ ra rất nhiều nhóm lừa đảo kế cận, tiếp tục mạo danh để lừa đảo người bệnh.