Cây Xanh Lan Phương xây dựng quy trình dọn dẹp sân vườn gồm các bước chi tiết sau:
Cây Xanh Lan Phương xây dựng quy trình dọn dẹp sân vườn gồm các bước chi tiết sau:
Dọn vệ sinh trường học mang nhiều ý nghĩa giáo dục, giúp trẻ trở thành công dân gương mẫu khi lớn lên.
Ở Nhật Bản, dọn vệ sinh trường học có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục, theo India Today. Từ khi vào lớp 1, học sinh đã làm quen với việc trực nhật. Tùy quy định của từng trường học và dựa vào lứa tuổi, các em được giao nhiệm vụ lau sàn nhà, hành lang, phục vụ bữa trưa cho bạn học và thậm chí dọn nhà vệ sinh.
Đây không phải là chỉ thị của chính phủ, nhưng mọi trường học trên toàn quốc tuân thủ xu hướng này. Nhiều bộ truyện tranh, phim hoạt hình Nhật Bản nổi tiếng thế giới cũng tái hiện cảnh từng nhóm học sinh hăng say lau dọn khi đến phiên trực nhật.
Một cảnh trong bộ phim hoạt hình “Ngọn đồi hoa hồng anh” của Nhật Bản. Ảnh: India Today
Trong khi hoạt động này có thể bị xem là lạm dụng sức lao động trẻ em ở nhiều quốc gia phương Tây, Nhật Bản xem đây là cách hiệu quả để dạy trẻ trở thành công dân có trách nhiệm trong tương lai.
Người Nhật cho rằng nếu bạn sử dụng một không gian cụ thể nào đó, bạn có trách nhiệm giữ nơi đó sạch sẽ cho đến khi rời đi. Tư tưởng này hình thành tính ngăn nắp và sạch sẽ của người dân xứ sở mặt trời mọc. Hơn nữa, nếu biết bản thân phải dọn dẹp thường xuyên, bạn sẽ không còn muốn xả rác trong lớp hay làm bẩn nhà vệ sinh.
Gakko Soji (dọn vệ sinh trường học) có nguồn gốc từ những lời răn dạy của Phật, nhắc nhở về tầm quan trọng của việc giữ gìn không gian xung quanh và cơ thể sạch sẽ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một nơi bẩn thỉu, lộn xộn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của trí não, giảm thiểu khả năng tập trung.
Nữ sinh đùa nhau khi dọn nhà vệ sinh. Video: Edwinna Lee
Những kỹ năng dọn vệ sinh mà học sinh nào cũng được dạy ở trường bao gồm quét và lau sàn lớp học, phủi bụi, chùi hành lang, cầu thang, cửa chính và cửa sổ. Giẻ lau được chuẩn bị và mang đi từ nhà, tương tự dụng cụ học tập. Bên cạnh đó, các em còn phân công phục vụ nhau bữa trưa được nấu bởi đầu bếp của trường, dọn rửa sau khi ăn. Đa số trẻ tiểu học không dọn nhà vệ sinh, đây là nhiệm vụ của các em lớp lớn hơn.
Trường học Nhật Bản thường không thuê lao công. Điều này có thể không chính xác một cách tuyệt đối, nhưng nếu thuê lao công, những người này chỉ làm một số việc nhất định mà học sinh không thể làm như sửa chữa trang thiết bị trong trường, thay bóng đèn.
Giáo viên hỗ trợ học trò bằng cách phân công lịch trực thích hợp, chia việc cụ thể cho từng người. Nhờ đó, mọi việc diễn ra công bằng, không có học sinh nào phải dọn nhà vệ sinh quá nhiều lần so với các em khác.
Học sinh lớp lớn cũng thường được giao nhiệm vụ cùng các em lớp bé để làm mẫu. Với những ai là con một trong gia đình, hoạt động này mang lại cảm giác có anh có em.
Dọn vệ sinh dạy học sinh trở thành công dân gương mẫu
Gakko Soji hình thành thói quen và trách nhiệm mà mỗi học sinh không thể chối bỏ. Yumi Tagawa (43 tuổi), người chuyển đến Mỹ vào năm 21 tuổi, chia sẻ trên trang Mic rằng cô đã dọn vệ sinh ở trường suốt thời đi học, như hầu hết bạn bè đồng trang lứa ở quê hương Osaka, Nhật Bản.
Hàng ngày, Tagawa và bạn học đẩy bàn ghế sang hai bên và bắt đầu lau dọn sàn nhà trong lớp cũng như ở hành lang. Khi lớn lên một chút, nhà vệ sinh được thêm vào danh sách. “Chúng tôi dọn vệ sinh vì đó là bổn phận”, cô nói. Nữ giám đốc phát triển kinh doanh ở Manhattan cho rằng cô chưa từng thấy việc đó có gì bất thường, cho đến khi sang Mỹ. Hoạt động này rất xa lạ ở quốc gia cô đang sống.
Kylie Igarashi, học sinh trung học Nhật Bản cũng chia sẻ cảm nghĩ riêng trên trang hỏi đáp Quora. Do lớn lên ở Canada, khi quay lại Nhật Bản, Igarashi rất sốc khi được giao nhiều công việc dọn dẹp ở trường. Nhưng sau một thời gian, cậu đã quen với nhiệm vụ.
Lớp của Igarashi được chia thành sáu nhóm, mỗi nhóm 6-7 học sinh. Mỗi tuần, một nhóm sẽ dọn lớp, một nhóm dọn phòng tin học mà lớp phụ trách. Bốn nhóm còn lại được về sớm và trêu chọc hai nhóm phải trực nhật. Thứ hai hàng tuần, giáo viên sẽ thông báo lịch trực của các nhóm. Những người trong nhóm “bị” trực sẽ rên rỉ.
“Có ai thích dọn toilet đâu cơ chứ? Không ai cả. Nhưng thành thật mà nói, việc đó không tệ như bạn nghĩ đâu, tôi không ghét nó”, Igarashi viết.
Học sinh xem việc dọn trường là một phần trong cuộc sống và văn hóa học đường, không căm ghét công việc này. Ảnh: Quora
Trong khi chà xát và đánh bóng toilet, học sinh sẽ tán gẫu về những sự kiện xảy ra trong ngày, ném giấy vệ sinh vào người nhau. Tuy nhiên, sau cùng chính những em đó lại phải dọn dẹp hậu quả do mình bày bừa, nên càng lớn càng bớt nghịch trò này. Giáo viên cũng có mặt trong buổi trực và chọc ghẹo học sinh dọn quá chậm.
Lý do lớn khiến Igarashi không thể ghét việc dọn vệ sinh vì thầy giáo của cậu luôn là người đầu tiên quét sàn khi tan lớp, luôn giúp mọi người di chuyển bàn và các vật nặng. Thầy làm như thế mỗi ngày, dù mỗi học sinh ở lớp Igarashi chỉ phải làm việc đó một lần trong ba tuần. Thầy luôn kể những câu chuyện cười để việc trực nhật trở nên dễ chịu hơn.
Nhờ hoạt động này, Igarashi cảm thấy xấu hổ mỗi khi khiến lớp học bừa bộn, hay nghĩ đến cảnh bạn nào đó sẽ phải xóa hình vẽ linh tinh trên bàn của mình.
Người Nhật có nhiều lý do để duy trì văn hóa dọn vệ sinh trường học. Khuyến khích trẻ giữ gìn không gian xung quanh từ khi còn nhỏ sẽ tự động “lập trình” cho đứa trẻ tôn trọng môi trường khi lớn lên. Nó sẽ suy nghĩ theo hướng vấn đề của cộng đồng cũng chính là vấn đề của cá nhân. Giữ lớp học sạch sẽ không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường mà còn là mối bận tâm của mỗi học sinh.
Gakko Soji dạy cho trẻ rằng không có công việc nào, kể cả dọn vệ sinh, bị coi là thấp kém trong xã hội. Các em cũng sẽ cải thiện kỹ năng làm việc nhóm bởi phải cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, dọn vệ sinh còn giúp mỗi người biết quan tâm và cảm thông với người khác để hỗ trợ khi cần thiết.
Cây Xanh Miền Nam cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ vệ sinh để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Cụ thể, chúng tôi cung cấp các dịch vụ:
Với phương châm mang đến cho khách hàng dịch vụ chất lượng tốt nhất, chúng tôi luôn nỗ lực tạo nên những điểm vượt trội. Cụ thể, dịch vụ của chúng tôi sở hữu nhiều ưu điểm so với các đơn vị khác trên thị trường như:
Trên đây là những chia sẻ về dịch vụ vệ sinh dọn dẹp sân vườn định kỳ của công ty chúng tôi. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ qua Hotline 0972 209 485 để được tư vấn, báo giá và chăm sóc tận tình nhất.
Quan trọng nhất là nhà trường phải giáo dục ý thức học sinh trong việc bảo vệ môi trường nói chung và khu vệ sinh nói riêng.
Nhiều năm quản lý trường học ở Hà Nội, thầy Nguyễn Quốc Bình (Hiệu trưởng trường THCS - THPT Lê Quý Đôn) cho rằng nhà trường cần dành sự quan tâm đúng mức đến nhà vệ sinh. Ngoài việc đảm bảo số khu vệ sinh phù hợp với số học sinh theo quy chuẩn, tăng cường số lần dọn dẹp sao cho kịp thời, điều quan trọng nhất là nhà trường phải giáo dục ý thức học sinh trong việc bảo vệ môi trường nói chung và khu vệ sinh trường học nói riêng.
"Số nhân công làm công tác vệ sinh của mỗi trường hạn chế, công việc dọn dẹp lại nhiều. Nếu mọi người trong trường, gồm cả thầy cô và học sinh, chung tay dọn dẹp vệ sinh, vấn đề này phần nào được giải quyết", thầy Bình nói.
Nhà vệ sinh được đầu tư xã hội hóa ở một trường học Quảng Ninh. Ảnh: Minh Cương
Từng đến thăm các trường học ở Nhật Bản, thầy Bình đánh giá cao việc học sinh trường tiểu học tham gia làm vệ sinh, không chỉ dọn lớp học, sân trường mà cả kỳ cọ toilet. Trong khi đó, ở Việt Nam, đặc biệt là thành phố, học sinh chỉ phải trực nhật, làm những việc đơn giản trong lớp học.
Hiệu trưởng này khẳng định ngoài học kiến thức và rèn luyện, một trong những nhiệm vụ ở trường của học sinh là tham gia lao động. Các em có thể làm công việc nhẹ như quét dọn sân trường, hành lang lớp học. Nhờ đó, lao công có nhiều thời gian hơn, tập trung hơn trong việc làm sạch khu vệ sinh. Các em cũng sẽ hiểu được giá trị của lao động và thông qua lao động có ý thức giữ gìn khu vệ sinh tốt hơn, không vứt rác bừa bãi.
"Rõ ràng giáo dục trong nhà trường đang không làm được việc này, thậm chí học sinh thấy mình bày bừa ra là có người dọn nên càng thiếu ý thức. Việc giáo dục để các em có ý thức trách nhiệm với cá nhân, với cộng đồng ngay từ nhỏ là rất quan trọng", thầy Bình nói.
Nhà giáo Trần Mậu Minh (nguyên Hiệu trưởng trường THCS Trần Văn Ơn, quận 1, TP HCM) chia sẻ câu chuyện nhà vệ sinh trường học là "muôn thuở", lúc nào cũng được nhắc đến bởi giữ được nơi này sạch sẽ, không trở thành nỗi ám ảnh của học trò là rất khó.
Gần chục năm trước, trường Trần Văn Ơn có gần 2.000 học sinh, có bốn dãy phòng học với 14 khu nhà vệ sinh, mỗi khu 7 cái bồn cầu. Trường chỉ có vài nhân công, phải dọn cả rác ở trường, phòng học rồi tới nhà vệ sinh. Mỗi tuần thầy Minh vào kiểm tra, không ít lần thấy trò đi tiểu không dội nước, bồn cầu còn nguyên "hậu quả". Ông đã vẽ tranh vui nhắc nhở treo ngay cửa.
Theo nhà giáo này, việc quan tâm của hiệu trưởng, thầy cô đến việc tưởng chừng là tế nhị này phần nào cũng giúp học sinh nâng cao ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh. Việc đảm bảo sạch sẽ nhà vệ sinh phải gắn với trách nhiệm của người quản lý, giáo viên và cả học sinh thì mới có được sự chuyển biến tích cực.
Hiệu trưởng một trường THPT ở quận Tân Bình (TP HCM) thẳng thắn nói, muốn có nhà vệ sinh sạch phải có tiền để mua trang thiết bị hiện đại và thuê nhiều lao công dọn dẹp liên tục. "Không chờ ngân sách được vì mỗi năm chỉ rót một đợt và phải chi bao khoản, đến hạng mục nhà vệ sinh thì chẳng còn gì. Không có tiền thì cái nút vặn bồn cầu hư cũng chẳng thể thay được", ông nói và cho rằng "muốn có tiền cho nhà vệ sinh thì đi xin phụ huynh".
Theo hiệu trưởng này, nếu nhà trường nói rõ mục đích phục vụ tốt hơn cho học sinh, cần thêm tiền ngoài ngân sách thì chẳng cha mẹ nào tính toán. Nhờ xin quỹ hội phụ huynh mà trường có tiền thuê thêm ba nhân viên dọn dẹp, làm việc theo giờ. Nhờ đó tần suất dọn dẹp dày hơn, nhà vệ sinh lúc nào cũng được đảm bảo khô thoáng, học trò đỡ sợ hơn.
"Trước đây nhiều bệnh viện nhà vệ sinh cũng rất khủng khiếp nhưng sau khi được tự thu tự chi, xã hội hóa thì mọi thứ cũng tốt lên. Nhà vệ sinh trường học cũng vậy, cần huy động hết nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp để giải quyết mọi vướng mắc", hiệu trưởng đề xuất.
Ở Thanh Xuân (Hà Nội), có hai con học trường công lập, ông Trần Văn Nam nhận thấy việc xây thêm khu vệ sinh để tránh quá tải là rất khó bởi không còn quỹ đất. Phụ huynh có thể thông cảm với điều này, nhưng không hài lòng khi chính quyền và trường chưa quan tâm đúng mức đến nhà vệ sinh, không dành khoản đầu tư cho hạng mục này, để nó xuống cấp.
"Học sinh phải đóng nhiều khoản, trong đó có tiền xây dựng, tiền vệ sinh hàng tháng, nhưng thực sự tôi không hiểu tiền đó dùng vào việc gì khi thấy trường không mấy thay đổi. Mỗi lần muốn đầu tư cơ sở vật chất, ví dụ lắp đặt hệ thống bạt che nắng ở sân trường, trường cũng huy động đóng góp. Sao không dùng số tiền đó để sửa chữa, thuê thêm lao công dọn dẹp nhà vệ sinh?", ông Nam nói.
Phụ huynh này lấy ví dụ về nhiều bệnh viện, nơi lao công được thuê để dọn dẹp nhà vệ sinh vào nhiều thời điểm trong ngày với mức lương chỉ 4-5 triệu đồng. Nhà trường có thể thuê nhân công theo hợp đồng, lau dọn nhà vệ sinh 3-4 lần thay vì chỉ dọn sau giờ học. Với một trường có 1.500 học sinh, nếu mỗi cháu góp 20.000 đồng một tháng, số tiền đủ để thuê nhiều lao công hơn.
"Nhiều trường có mô hình nhà vệ sinh xanh - sạch - đẹp, nhưng quan trọng là giữ nó sạch đẹp được bao lâu trong khi các cháu còn nhỏ, hiếu động, ham chơi. Trách nhiệm không hoàn toàn thuộc về nhà trường, nhưng phía nhà trường cần có biện pháp để tạo môi trường tốt nhất cho các cháu", ông Nam nói.
Mẹo dạy con những kỹ năng cần thiết để độc lập từ nhỏ Biến việc đánh răng, mặc quần áo mỗi sáng thành một trò chơi thú vị, bạn sẽ giúp trẻ hào hứng và có thói quen tốt. Dưới đây là một số gợi ý được Bright Side đưa ra để phụ huynh tham khảo: 1. Dạy cách sử dụng kéo Trẻ thường quên cách sử dụng kéo. Để giúp con ghi nhớ, hãy vẽ...